“Miếng bánh quốc tế” khiến Apple từ chối bẻ khóa Iphone

05:30' - 26/02/2016
BNEWS Apple đang trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận sau khi từ chối lời đề nghị của chính phủ Mỹ giúp bẻ khóa chiếc iPhone đã mã hóa thu được từ một kẻ khủng bố. Vậy lí do ở đây là gì ?

Theo một báo cáo vừa ra ngày 24 tháng 2, Trung Quốc hiện đang là thị trường sử dụngApple đứng thứ hai chỉ sau Mỹ.

Năm vừa qua, người tiêu dùng Trung Quốc đã bỏ ra 59 tỉ USD để mua các sản phẩm của Apple. Ở Trung Quốc bây giờ iphone như là biểu tượng của giới sành điệu.

Người dân Trung Quốc xếp hàng mua Iphone. Ảnh: Reuters

Nhờ nắm bắt được tâm lý của người dân Trung Quốc hiện giờ đang lo lắng những thông tin cá nhân của mình bị hacker lấy trộm. “Quả táo khuyết” đã tạo ra iphone, do tính bảo mật rất cao nên giờ đây iphone đã trở thành nơi cất giữ bí mật rất an toàn của mỗi người.

Tờ “New York Times” ngày 23 tháng 2 cho biết, sự thành công của Apple tại Trung Quốc giúp công ty này thêm cơ sở để giải thích với chính phủ Mỹ sau vụ “ Apple từ chối bẻ khoá Iphone của một vụ xả súng  mới xảy ra cuối năm trước. 

Chủ nhân của chiếc iphone nói trên tên là Syed Rizwan Farook, 28 tuổi. Tên này  đã tham gia một vụ xả súng tại thành phố San Bernardino (bang California, Mỹ) khiến 14 người chết và ít nhất 21 người bị thương hồi tháng 12 vừa qua.

Theo một báo cáo, hiện Apple đang gây dựng kế hoạch dài hạn cho chính mình. Bảo mật và an toàn chính là "bộ mặt" của họ, đặc biệt tại thị trường quốc tế.

Trong gần 234 tỉ USD mà Apple thu về hàng năm, 2/3 doanh thu đến từ nước ngoài. Suy luận của Apple ở đây là một khi “hợp tác” với chính phủ Mỹ thì vô hình chung họ cũng sẽ phải hợp tác với chính phủ các nước khác.

Tim Cook (CEO của Apple). Ảnh: Reuters

Tim Cook  (CEO của Apple) từng gọi “sự riêng tư” là một nghĩa vụ của công dân. Ông cũng đã sử dụng “lập luận” này khi gửi thư cho khách hàng của mình. Trong thư ông nhắc tới việc chính phủ Mỹ đã yêu cầu Apple  tạo ra một công cụ mới để loại bỏ tính năng bảo mật trên chiếc iphone của kẻ tấn công San Bernardino hồi tháng 12 vừa qua.

“Chính phủ đảm bảo công cụ sẽ chỉ được sử dụng một lần và chỉ dùng trên một chiếc iphone mà thôi ! Nhưng điều đó không thể có bởi một khi công nghệ được tạo ra thì sẽ được sử dụng hàng nghìn lần, sử dụng trên hàng loạt các thiết bị khác nhau" Tim Cook chia sẻ trong bức thư.

Tại một cuộc họp tháng 10 năm ngoái, Cook nói “riêng tư” là một giá trị quan trọng của Apple.  Nếu Apple “nghe lời” chính phủ Mỹ sẽ có thể đẩy công ty đối mặt với nhiều khó khăn trên thị trường quốc tế.

Đơn cử tại Trung Quốc, Apple cùng với tất cả các công ty nước ngoài khác khi bán điện thoại tại Trung Quốc đều phải đưa sản phẩm của mình cho cơ quan quản lý nước sở tại kiểm tra.


Apple đã lắp một máy tính như một máy chủ tại Trung Quốc. Nếu Apple đồng ý cho cơ quan chấp pháp của Mỹ bẻ khoá trường hợp San Bernardino thì khi Bắc Kinh yêu cầu một công cụ tương tự, Apple dường như không như thể kiểm soát việc Trung Quốc sử dụng công cụ đó ra sao.

Việc Apple “chống lại”  yêu cầu từ chính phủ Mỹ đang gây ra những phản ứng rất khác nhau. Những tín đồ của “quả táo” đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại San Francisco và các thành phố khác để thể hiện sự "ủng hộ" với công ty này.

Đối ngược, cũng có nhiều người chỉ trích cách làm của Apple, bao gồm cả tỷ phú Donald Trump, ứng cử viên tổng thống.

Tỷ phú Donald Trump đã gợi ý tẩy chay sản phẩm của Apple. Ảnh: Reuters

Trên thế giới, nhiều người đều biết đến câu chuyện bế tắc này, nhưng nhiều người cho rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến quyết định của họ để mua iPhone và các sản phẩm khác của Apple. Ở Trung Quốc, iPhone vẫn tiếp tục giữ vị thế đặc biệt của nó như là một biểu tượng của tầng lớp trung lưu. 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục