"Tám không" và những lực cản trong môi trường kinh doanh
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 19/2014 và Nghị quyết 19/2015 của Chính phủvề cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn các điểm nghẽn cần được giải tỏa để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh ngang bằng Top ASEAN-4 như Chính phủ đã đề ra.
Nhằm trao đổi kỹ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
BNEWS: Ông có thể đánh giá khái quát những kết quả đạt được về cải thiện môi trường kinh doanh sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ?TS. Nguyễn Đình Cung: Xét về tổng thể, môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa đạt được mức ASEAN 6 vào cuối năm 2015. Thậm chí, một số chỉ tiêu môi trường kinh doanh của Việt Nam còn bị tụt hạng so với các nước trong khu vực như: Xuất nhập khẩu thông quan qua biên giới, giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, một số chỉ tiêu chúng ta lại vượt như: khởi sự kinh doanh, bảo vệ nhà đầu tư, chỉ tiêu nộp thuế và bảo hiểm xã hội... Nói chung, mức độ cải thiện môi trường kinh doanh chưa như mong muốn nhưng Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều giải pháp cải cách nhất, có cải thiện nhiều nhất trong số các nước ASEAN.
BNEWS: Sau khi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực, đáng chú ý vẫn còn nhiều văn bản được các bộ ngành liên quan ban hành không đúng thẩm quyền, nhiều “giấy phép con” vẫn tiếp tục ra đời. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng trên?
TS. Nguyễn Đình Cung: Hệ thống các quy định về điều kiện kinh doanh của Việt Nam hiện nay vẫn còn tình trạng “tám không” như: không minh bạch, không hiệu quả, không rõ ràng, không cụ thể, không tiên liệu được….
Những cái “không” như thế làm thị trường méo mó, cạnh tranh không bình đẳng và tạo thêm nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Cùng với đó, tạo nhiều rủi ro, thui chột sáng tạo cho doanh nghiệp. Đây là lực cản lớn cho môi trường kinh doanh nói chung và các hoạt động doanh nghiệp nói riêng.
Đến nay có một số Bộ tích cực và có ý thức trong việc cải cách môi trường kinh doanh trong đó có việc bãi bỏ các quy định ko cần thiết, hợp lý hóa và bổ sung sửa đổi những thủ tục không hợp lý. Tuy nhiên, đa số các Bộ đã làm nhưng chưa thực chất.
Một số bộ đã và đang ban hành một số thông tư trong đó có các quy định kinh doanh. Đây rõ ràng là các quy định không đúng thẩm quyền và cần ngăn chặn nếu không sẽ làm môi trường kinh doanh của chúng ta kém đi.
BNEWS: Từ thực trạng trên, có thể nhận thấy, một trong những vướng mắc nhất khi triển khai thực hiện Nghị quyết 19 đó là sự chưa quyết liệt vào cuộc của nhiều Bộ, ngành và địa phương. Theo ông cần có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
TS. Nguyễn Đình Cung: Tôi luôn luôn nghĩ tại sao các nước cải cách môi trường kinh doanh rất hiệu quả mà Việt Nam thực hiện chậm như vậy. Điều này chủ yếu do sự phối hợp chưa tốt giữa các bộ ngành. Theo tôi có hai cách để Việt Nam giải quyết tình trạng trên.
Thứ nhất, Việt Nam cần nâng cao trách nhiệm kỷ luật hành chính.Người đứng đầu Chính phủ và đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương có vai trò hết sức quan trọng. Thực tế hai năm triển khai Nghị quyết 19, tôi thấy Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, sát sao và môi trường kinh doanh đã có chuyển biến rõ rệt.
Trong hai năm qua, Thủ tướng đến bộ ngành nào thì bộ ngành đó có sự cải cách rõ nét như Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy theo tôi, từ Thủ tướng đến các Bộ trưởng, người đứng đầu địa phương cần quyết tâm thực hiện và sát sao với cải thiện môi trường kinh doanh.
Thứ hai, cộng đồng doanh nghiệp, truyền thông báo chí, các tổ chức tư vấn độc lập… cần thường xuyên theo dõi giám sát và có đánh giá thực tế. Nếu các đơn vị đó làm tốt thì khuyến khích, còn Bộ ngành nào chưa đạt được thì cần nhắc nhở, góp ý và phê phán có tính chất xây dựng. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp cần đòi hỏi các Bộ ngành thay đổi chứ không thụ động ngồi chờ các cơ quan nhà nước thay đổi.
BNEWS: Theo Báo cáo điều tra chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vừa được VCCI công bố, tỷ lệ doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức trong năm 2015 là 66%, cao hơn các năm trước. Trong khi đó, 65% doanh nghiệp vẫn cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp còn phổ biến.Ông thấy thế nào về thực tại này?
TS. Nguyễn Đình Cung: Kết quả điều tra đó rất đáng lưu ý. Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam nhất là doanh nghiệp tư nhân có năng lực cạnh tranh kém đi và thậm chí phát triển khó khăn là do chịu gánh nặng chi phí rất nhiều cả chính thức và phi chính thức.
Trong khi gánh nặng chi phí chính thức như thuế, lãi suất … mà doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu còn cao hơn so với các nước khác thì doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam còn chịu thêm loại chi phí không chính thức bất thành văn.Loại chi phí này rất lớn và đè nặng lên vai của doanh nghiệp.
Từ đó khiến doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia hội nhập trong điều kiện gánh trên vai “tảng đá chi phí lớn” làm “oằn lưng” và khó có thể vươn lên trong môi trường cạnh tranh. Quan trọng hơn động lực kinh doanh của doanh nghiệp còn bị sụt giảm và làm giảm hiệu quả cả các hoạt động kinh doanh chính thức khác.
Doanh nghiệp sẽ thiên về kinh doanh phi chứng thức nhiều hơn là chính thức và dẫn tới méo mó thị trường; đồng thời khiến các doanh nghiệp khó tham gia thị trường nhiều hơn nhất là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.Cho nên đây là hiện tượng đáng báo động và chúng ta cần phải triệt để giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.
BNEWS: Thưa ông, kết quả đạt được về cải thiện môi trường kinh doanh chủ yếu từ Nghị quyết 19/2014 còn thực hiện theo Nghị quyết 19/2015 chưa có sự chuyển biến rõ. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
TS. Nguyễn Đình Cung: Nhận định đó hoàn toàn chính xác vì những chỉ số 2014 dễ thực hiện hơn, chỉ số 2015 thực hiện hai mảng quan trọng là cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh và cải cách toàn diện quản lý chuyên ngành về xuất nhập khẩu. Hai lĩnh vực này Việt Nam chưa đạt được kết quả có thể đo lường được. Thậm chí khâu quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu chúng ta còn bị thụt lùi hơn.
BNEWS: Được biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị với Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết 19 năm 2016. Với tư cách là người tham gia xây dựng Dự thảo Nghị quyết này, ông có thể cho biết những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo này?
TS. Nguyễn Đình Cung: Hai năm vừa rồi chúng ta đều có Nghị quyết 19, năm nay cũng sẽ có một nghị quyết như vậy. Nghị quyết năm nay sẽ có mục tiêu dài hơn khi đặt ra các chỉ tiêu cho năm 2017 và tầm nhìn định hướng đến 2020.
Nghị quyết năm nay sẽ mở rộng hơn các chỉ số và cách tiếp cận của Diễn đàn Kinh tế thế giới.Theo đó, Nghị quyết năm nay sẽ mở rộng thêm một số chỉ tiêu nhấn mạnh vào thị trường hàng hóa và thị trường tài chính giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Nghị quyết 2016 tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung Nghị quyết 2014 và 2015 đã làm nhưng chưa đạt được nhiều như điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành xuất nhập khẩu. Đồng thời, Nghị quyết cũng nhấn mạnh thêm một số chỉ số nhất là hai chỉ số của ngành tư pháp là giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại và phá sản doanh nghiệp.
PV: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp kêu khó tiếp cận vốn vay
08:35' - 29/04/2016
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vấn đề lãi suất quá cao và việc tiếp cận vốn vay ngân hàng còn khó khăn đang là những khó khăn sát sườn nhất của cộng đồng doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều kiện gì để doanh nghiệp hưởng lợi từ Quỹ phát triển DNNVV?
13:53' - 27/04/2016
Quỹ phát triển doanh nghiệp đã được thành lập nhằm tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có điều kiện gì để hưởng lợi từ Quỹ này?
-
Chuyển động DN
Liên tục điều chỉnh chính sách thuế, doanh nghiệp ô tô "kêu" khó
17:30' - 26/04/2016
10 doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng tại Việt Nam cho rằng, việc áp dụng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới vào ngày 1/7/2016 sẽ gặp vấn đề bởi phương thức tính thuế mới theo dự luật chưa rõ ràng.
-
Tài chính
Cải cách triệt để thuế và hải quan
07:16' - 16/04/2016
Hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu phải cải cách triệt để thủ tục hành chính trong hai lĩnh vực quan trọng của ngành tài chính là thuế và hải quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thu hút thêm dự án FDI 177 triệu USD
19:59' - 28/11/2024
Đến nay, đã có tổng cộng 521 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung – giai đoạn 1 và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
19:58' - 28/11/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính
19:00' - 28/11/2024
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị được phê chuẩn giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội
18:54' - 28/11/2024
Tân Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng sinh ngày 30/10/1971 tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc , Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
18:47' - 28/11/2024
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, bầu Tổng Thư ký Quốc hội
18:08' - 28/11/2024
Thứ Năm, ngày 28/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 28 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
17:44' - 28/11/2024
Ngày 28/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức Hội thảo nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp.