APEC 2017: Những ưu tiên nhằm tạo động lực phát triển và xây dựng tương lai tốt đẹp
Các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cấp cao lần thứ nhất (SOM 1) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, vừa qua là bước khởi đầu rất quan trọng nhằm định ra kế hoạch làm việc trong năm APEC 2017 mà Việt Nam là nước chủ nhà.
Với chủ đề “Tạo động lực, cùng xây dựng một tương lai tốt đẹp”, APEC 2017 được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển, cho thương mại và đầu tư trong lúc tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển biến phức tạp. Đó là nhận định của tờ “Tin tham khảo” số ra mới đây.
Tờ “Tin tham khảo” cho rằng cuộc khủng hoảng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang khiến thế giới có sự thay đổi một cách nhanh chóng, thay đổi và thách thức ngày một gia tăng gây tác động nặng nề tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới.
Theo thống kê năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất sau khủng hoảng kinh tế hồi năm 2008-2009, chỉ đạt 2,2%.
Bên cạnh đó, kết quả của toàn cầu hóa không tạo ra cân bằng giữa các khu vực, khiến xu hướng phản đối thương mại tự do gia tăng tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tại các nền kinh tế lớn ở Mỹ và châu Âu.
Các nước có xu hướng sử dụng chính sách quản lý, trong khi kinh tế thế giới thiếu sự định hướng, chỉ đạo nhằm ngăn chặn xu hướng phản đối kinh tế tự do.
Vì vậy, chủ đề của năm APEC 2017 là “tạo động lực mới để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp”, đã cho thấy mong ước chung của 21 nền kinh tế thành viên APEC, nhằm tạo động lực tăng trưởng trong tình hình mới.
Mục đích là để việc hợp tác giữa các quốc gia thành viên APEC ngày càng đạt hiệu quả và đi vào thực chất trong điều kiện tình hình trong nước và quốc tế đang có sự thay đổi một cách nhanh chóng.
Bên cạnh các ưu tiên mà Việt Nam đặt trọng tâm là APEC 2017 thúc đẩy tiến trình phát triển, hợp tác của APEC một cách thực chất và hiệu quả hơn; hoàn thành các mục tiêu Bogor (xác định APEC là một khu vực tự do hóa thương mại và đầu tư hàng năng động nhất) về thương mại tự do và đầu tư trong năm 2020, Việt Nam cùng với các nền kinh tế thành viên tập trung thúc đẩy tăng trưởng bền vững và có sự đổi mới.
Bên cạnh đó là những ưu tiên về việc hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh; thúc đẩy sự đổi mới của các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ trong thời đại kỹ thuật số, chủ yếu là các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý; tăng cường kết nối, thu hẹp khoảng cách; tăng cường đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao năng lực tự chủ của cộng đồng APEC.
Ông Raul Salazar, Trưởng đoàn đại biểu các quan chức cấp cao của Peru phát biểu: “Những vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu lần này có ý nghĩa rất quan trọng; vấn đề thứ nhất là việc sử dụng sáng kiến và công nghệ mới, Việt Nam chọn vấn đề này là rất chuẩn xác, vì đây là cách để chúng ta giúp cho xã hội phát triển đúng định hướng; chúng ta còn khen ngợi việc Việt Nam tập trung sự quan tâm tới thị trường thực phẩm, vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế mới”.
Ưu tiên của APEC năm 2017 mà Việt Nam đưa ra đã đáp ứng chuẩn xác vấn đề của kinh tế toàn cầu mà tất cả các nền kinh tế thành viên đều quan tâm. Vì vậy, những ưu tiên này nhanh chóng nhận được sự nhất trí tại APEC.
Có thể thấy rõ rằng, sau hai lần khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc tìm kiếm động lực mới là điều quan trọng nhất, động lực mới là nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý.
Vì vậy, ý tưởng của Việt Nam về việc tổ chức hội nghị nói chuyện và trao đổi về chính sách với các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý trong khuôn khổ APEC 2017 đã nhận được sự nhất trí và quan tâm của các nền kinh tế thành viên APEC và coi đây là bước đột phá mới, góp phần thúc đẩy vai trò tiếng nói của phụ nữ trong thời đại kỹ thuật số và trong việc phát triển doanh nghiệp rất nhỏ, nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Năm APEC 2017, ngoài việc là cơ hội để Việt Nam tạo dựng quan hệ hợp tác kinh doanh, quảng bá đất nước, thu hút khách du lịch và tìm kiếm đối tác, Việt Nam còn có thêm cơ hội để tạo dựng quan hệ kinh doanh với đối tác phát triển hơn trong khu vực.
Có khoảng 1.000 công ty quốc tế thuộc các nước thành viên APEC đến Việt Nam trong dịp diễn ra APEC sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.
Với chủ đề và các định hướng, APEC 2017 cam kết tạo bước đột phá mới cho sự phát triển, cho thương mại và đầu tư, đưa APEC trở thành tổ chức tiên phong trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
APEC 2017: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Australia
16:59' - 06/03/2017
Mặc dù kim ngạch thương mại còn hạn chế tuy nhiên Australia đã trở thành đối tác thương mại, nhà đầu tư tiềm năng và đáng tin cậy của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
APEC 2017: Động lực giúp doanh nghiệp thay đổi tư duy hội nhập
12:06' - 06/03/2017
Năm 2017, Việt Nam chính thức tiếp nhận vai trò chủ nhà tổ chức các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết thúc hội nghị SOM 1 với nhiều kết quả quan trọng định hướng hợp tác APEC 2017
20:53' - 03/03/2017
Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp liên quan là sự kiện lớn đầu tiên của Năm APEC Việt Nam 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thương mại tự do và mở tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác APEC
19:11' - 03/03/2017
Chiều 3/3, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc Họp báo, thông báo kết quả và giải đáp các vấn đề liên quan đến Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).