Báo Canada bình luận về việc giảm giá đồng nhân dân tệ

15:39' - 20/08/2015
BNEWS Việc điều chỉnh giảm tỷ giá đồng NDT phản ánh điểm yếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thời điểm kinh tế thế giới không có dấu hiệu vững chắc.

Theo báo “Thư tín địa cầu”, động thái Chính phủ Trung Quốc ngày 11/8 bất ngờ điều chỉnh giảm tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD với mức giảm lớn nhất trong hơn 20 năm qua phản ánh quan ngại của Bắc Kinh về nhịp độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc.

Đây là nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nguồn thu quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế trong lúc nước này đối mặt với nhu cầu yếu hơn của thế giới và thị trường nội địa, khi giá trị thị trường chứng khoán giảm mạnh.

Kiểm tiền NDT tại ngân hàng ở Linyi, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc ngày 11/8. Ảnh: THX/TTXVN

Chính sách điều chỉnh giảm tỷ giá nội tệ này sẽ không sớm tác động lớn tới Trung Quốc - đồng nghĩa với đây có thể là lần điều chỉnh giảm tỷ giá đầu tiên trong một số lần điều chỉnh giảm tỷ giá tiếp theo của nhân dân tệ (NDT). Trong tương lai, việc điều chỉnh giảm tỷ giá đồng nội tệ sẽ bù đắp hiệu quả mong muốn cho Trung Quốc.

Việc giảm giá NDT cũng gây ra cơn gió ngược làm chậm tăng trưởng ở các nước khác. Tuy nhiên, đây không phải là chính sách “ăn xin láng giềng” mà là sự phản ánh cách điều chỉnh khi hoạt động kinh tế lệch nhau giữa các nước.

Tỷ giá hối đoái - một trong những chỉ số quan trọng nhất của một quốc gia - sẽ chuyển chi phí của hàng hóa địa phương thành giá cả ở thị trường ngoài nước. Tuy nhiên, một quốc gia không chỉ có một tỉ giá hối đoái mà có hàng loạt tỉ giá song phương. Phản ứng của thị trường ngoại hối đối với việc NDT giảm giá so với đồng USD là sự suy giảm ngay lập tức của các đồng tiền khác so với USD, bao gồm đồng won của Hàn Quốc, AUD của Australia và CAD của Canada.

Điều này có nghĩa có sự thay đổi nhỏ hơn nhiều trong giá trị của NDT so với các đồng tiền khác so với USD. Đặc biệt, sự suy giảm gần đây của đồng CAD so với đồng USD, cùng với sự sụt giảm sâu hơn trước việc NDT điều chỉnh giảm tỷ giá trong tuần này, cho thấy NDT hiện vẫn mạnh hơn CAD so với mức tương quan trong tháng Bảy vừa qua.

Việc những bù đắp trong tỉ giá chéo không phải là lý do duy nhất khiến NDT giảm giá sẽ không làm cho nền kinh tế Trung Quốc thay đổi nhanh chóng. Tác động của việc giảm giá đồng nội tệ của Trung Quốc chỉ thể hiện đầy đủ sau khi sản xuất được thúc đẩy trong vòng 1 năm hoặc hơn. Sự giảm giá NDT vừa qua có thể ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng năm tới nhưng sẽ không chống đỡ ngay được sự yếu đi hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc.

Sự phản ứng chậm với các đợt điều chỉnh giảm tỷ giá NDT có thể khiến nhà chức trách tìm tới đầu kéo khác trong đòn bẩy về chính sách trước khi sự chững lại của nền kinh tế diễn ra quá dài. Nếu điều này xảy ra, hoặc thậm chí chỉ là khả năng có thể, NDT ngày càng yếu sẽ giảm lợi nhuận trong đầu tư bằng USD ở Trung Quốc, đe dọa các nhà đầu tư vốn đã thận trọng trước dấu hiệu hoạt động kinh tế yếu kém trong tuần này của Trung Quốc.

Trong khi đồng NDT mất giá thể hiện động thái chính sách của Chính phủ Trung Quốc, tình trạng này cũng được xem như phản ứng tự nhiên của tỷ giá hối đoái liên quan đến sự yếu kém của nền kinh tế. Đơn vị tiền tệ có xu hướng yếu đi khi nền kinh tế suy yếu. Điều này đóng vai trò như chất hấp thụ sốc tự nhiên, bù đắp suy thoái bằng cách làm cho xuất khẩu của quốc gia cạnh tranh hơn và thúc đẩy doanh số bán hàng trong nước đang cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Việc điều chỉnh giảm tỷ giá đồng NDT là đáng lo ngại, không phải vì đây là động thái không được Chính phủ Trung Quốc chào đón, mà vì phản ánh điểm yếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thời điểm kinh tế thế giới không có dấu hiệu vững chắc.

Viên Thị Luyến (TTXVN tại Ottawa)

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục