Biến Dự án du lịch "vườn chim" thành đất nuôi tôm trái phép
Tỉnh Cà Mau cấp giấy chứng nhận đầu tư giao Công ty TNHH Trường Khánh 128,15 ha sân chim Đầm Dơi thực hiện Dự án đầu tư Du lịch sinh thái kết hợp gây nuôi động vật hoang dã với tống vốn đầu tư 90 tỷ đồng vào cuối năm 2012. Từ đó đến nay, công ty nhiều lần bị phát hiện phá rừng, biến sân chim thuộc loại lớn nhất của Cà Mau thành vuông tôm, gây ảnh hượng nặng nề đối với công tác phục hồi vườn chim, tạo bức xúc lớn trong dư luận.
Thực tế khi tiếp cận sân chim Đầm Dơi không còn nhận ra đây là sân chim một thời vang danh của vùng đất Cà Mau. Theo thống kê, trước kia, sân chim có 61 loài thực vật, 16 loài thú, 116 loài chim; trong đó, 15 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, giờ đây, số lượng chim đếm được chưa đầy một bàn tay. Từ khi cấp phép cho doanh nghiệp làm khu du lịch sinh thái nhiều năm nay chỉ thấy doanh nghiệp đầu tư cải tạo để làm vuông tôm. Trong khi đó, sân chim vốn là tài sản vô giá cần được bảo tồn nhưng doanh nghiệp lại sử dụng sai mục đích, lấy đất nuôi tôm như vậy, chim nào về ở nữa, ông Trương Văn Hạnh, ấp Tân Tân Thành, xã Tân Dân bức xúc. Ông Nguyễn Như Vàng, Chủ tịch xã Tân Dân cho biết, sân chim trước đây là rừng đặc dụng, khu di tích của huyện Dầm Dơi. Khi tỉnh có quy hoạch sẽ làm khu du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn động vật hoang dã, người dân địa phương vui mừng bởi bộ mặt nông thôn có cơ hội thay đổi. Kinh tế vì thế sẽ khá hơn khi người dân địa phương được tham gia làm du lịch. Tuy nhiên, thực tế số lượng chim, cò cùng động vật hoang dã thưa thớt từng ngày khiến người dân lo lắng. Gặp ông Trần Văn Bình, người tự giới thiệu là quản lý sân chim cho biết, công ty đã đưa cơ giới vào cải tạo sân chim để nuôi tôm hơn 2 năm nay. Hiện tổng diện tích mặt nước sử dụng nuôi tôm quảng canh khoảng trên 70 ha. Sau 3 năm, “thành quả” doanh nghiệp này mang lại cho sân chim là việc đào bới thành vuông nuôi tôm. Hạng mục “hạ tầng” duy nhất được doanh nghiệp “đầu tư” là 2 cái cống dùng đưa nước mặn phục vụ nuôi tôm. Ông Trần Văn Việt, ấp Tân Thành A, xã Tân Dân lo lắng, với việc đưa nước mặn vào sân chim như hiện nay chim sẽ khó quay lại như trước kia. Đất không lành, chim không đậu cũng là lẽ tự nhiên. Ngày xưa mỗi lần đi qua sân chim vào buổi chiều có khi phải mặc áo mưa vì phân chim bay xuống như mưa. Nhưng hiện tìm mỏi mắt chẳng thấy chim đâu.Trong các năm qua, dù Ủy ban tỉnh đã nhiều lần chỉ đạo thành lập đoàn thanh, kiểm tra, nhắc nhở nhưng công ty TNHH Trường Khánh cố tình chây ỳ, làm sai nội dung cam kết trong dự án. Không những thế lực lượng kiểm lâm đã nhiều lần phải xử phạt công ty về hành vi phá rừng. Ngày 29/10/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có quyết định chấm dứt hoạt động của dự án và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với công ty.
Tuy nhiên, đằng sau nó là hậu quả nặng nề khó khắc phục, ông Lê Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Cà Mau cho biết, trước đây, địa phương có một số vườn chim lớn, quy tụ hàng trăm loài như vườn chim Chà Là (thuộc huyện Cái Nước), vườn chim Đầm Dơi, gần đây nhất là vườn chim nhân tạo tại trung tâm thành phố Cà Mau.Nhưng hiện những vườn chim này dần trở nên hoang phế, chim không về như trước. Tỉnh chưa có quy chế quản lý vườn chim cụ thể, chim xuất hiện trên phần đất hộ gia đình nào, gia đình đó tự quản lý. Trong khi đó, các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ và duy trì vườn chim này từ ngành chức năng hầu như vắng bóng.
Thiết nghĩ, việc lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư vào một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi cân bằng giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội mà ở đó là bảo tồn bản sắc vùng đất Cà Mau. Địa phương cần có cơ chế quản lý cụ thể, đồng bộ khuyến khích bảo tồn, phát triển vườn chim, nhất là vườn chim của hộ gia đình để Cà Mau mãi là vùng “đất lành - chim đậu”./. Huỳnh Thế Anh/TTXVNTin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24' - 28/11/2024
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22' - 28/11/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.