Bộ Xây dựng và World Bank hợp tác phát triển đô thị, hạ tầng

14:09' - 28/06/2017
BNEWS Bộ Xây dựng và World Bank sẽ thúc đẩy các hoạt động hợp tác, các cơ hội hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong 6 lĩnh vực ưu tiên.
Ngày 28/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam Ousmane Dione đã ký Biên bản ghi nhớ về việc thiết lập quan hệ đối tác phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng bền vững giai đoạn 2017 - 2021.
Bộ Xây dựng và World Bank ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển đô thị, hạ tầng. Ảnh: Hoàng Tùng/BNEWS/TTXVN
Theo đó, Bộ Xây dựng và World Bank sẽ thúc đẩy các hoạt động hợp tác, các cơ hội hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và chia sẻ kinh nghiệm trong 6 lĩnh vực ưu tiên gồm: Hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định và các cơ chế thể chế về phát triển và quản lý đô thị và ngành nước.
Quản lý đô thị thông qua các hoạt động đào tạo cho Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC).
Điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển đô thị quốcgia, xây dựng chương trình phát triển đô thị quốc gia, xây dựng chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2021-2030, và các sáng kiến quy hoạch phát triển vùng.
Xây dựng các công cụ hiệu quả để chuẩn bị các dự án đầu tư phát triển đô thị nhằm đáp ứng các thách thức của đô thị hoá.
Việc cải cách ngành nước bao gồm: cơ cấu thể chế; giá nước; xây dựng chương trình đầu tư, sự tham gia của khối tư nhân; học tập các mô hình cấp nước và các tiêu chuẩn dịch vụ.
Lồng ghép tính chống chịu của đô thị với quản lý rủi ro lũ lụt và quản lý tổng hợp cấp nước đô thị có sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan.
Bộ Xây dựng và World Bank quan tâm tới phát triển ngành nước. Ảnh: Hoàng Tùng/BNEWS/TTXVN
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của phát triển đô thị, hạ tầng là khâu đột phá trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Bộ Xây dựng tham mưu với Chính phủ về những định hướng lớn về phát triển đô thị và hạ tầng.
Riêng đối với ngành nước, Bộ Xây dựng sẽ có danh mục cụ thể hơn nữa để cùng với Ngân hàng Thế giới nghiên cứu hướng hợp tác, phát triển trong thời gian tới, không chỉ đối với đô thị mà cả đối với nước sạch nông thôn, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức về biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng cũng mong muốn cùng Ngân hàng Thế giới nghiên cứu triển khai một số dự án, trong đó xác định rõ vai trò của cơ quan điều phối như thế nào để giúp Chính phủ Việt Nam nắm bắt được chính xác, hiệu quả quá trình thực hiện dự án.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đánh giá, việc ký biên bản ghi nhớ là cần thiết và là quá trình quan trọng trong hợp tác giữa hai bên.
Ông Ousmane Dione cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tớ iviệc cải cách ngành nước, nhất là việc đưa khối tư nhân vào đầu tư nhằm giúp giảm gánh nặng nợ công; đồng thời đồng tình với những lĩnh vực ưu tiên mà hai bên đưa ra, trong đó có việc hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho cán bộ ngành nước, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục