Cả nước đã trồng được gần 57.000 ha rừng trồng thay thế

15:24' - 07/07/2018
BNEWS Đến hết tháng 6/2018, cả nước đã trồng được 56.952 ha rừng trồng thay thế, đạt 84% tổng diện tích phải trồng.
<p id="insertImage76811"><img alt="" src="/MediaUpload/Content/2018/07/07/152412_trong-rung.jpg" style="display:block;margin-left:auto;margin-right:auto;" /></p><p style="text-align:center;"><em>Trồng rừng thay thế. Ảnh: TTXVN</em></p><p>Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo việc thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác và Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đến hết tháng 6/2018, cả nước đã trồng được 56.952 ha rừng trồng thay thế, đạt 84% tổng diện tích phải trồng. <br /><br />Cụ thể, đối với nhóm các dự án xây dựng công trình thủy điện đã trồng được 24.803 ha, gồm 30 tỉnh với 324 dự án, đạt 111% tổng diện tích; trong đó, đã trồng 22.253 ha, đã nộp tiền 2.550 ha. Như vậy, tính tổng thể trên pham vi cả nước, đã cơ bản hoàn thành Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội khóa XIII. Một số tỉnh trồng vượt diện tích phải trồng như Lai Châu trồng vượt 2.908 ha, Thanh Hóa trồng vượt 3.606 ha, Nghệ An trồng vượt 435 ha. <br /><br />Đối với nhóm các dự án phục vụ sản xuất kinh doanh đã trồng được 16.718 ha, gồm 45 tỉnh với 1.058 dự án, đạt 70% tổng diện tích phải trồng. Đối với nhóm các dự án công trình công cộng và an ninh, quốc phòng đã trồng được 15.431 ha, gồm 43 tỉnh với 1.005 dự án, đạt 71% tổng diện tích phải trồng. <br /><br />Theo Tổng cục Lâm nghiệp, một số địa phương có diện tích trồng rừng thay thế lớn nhưng chưa hoàn thành như Hà Nam (3.220 ha), Yên Bái (1.445 ha), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.439 ha), Đà Nẵng (536 ha), Phú Yên (814 ha), Gia Lai (1.920 ha), Kon Tum (1.369 ha), Bình Phước (1.109 ha); trong đó, tỉnh Hà Nam, Bình Phước cơ bản không còn quỹ đất trồng rừng. <br /><br />Một số chủ dự án tại tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Phú Yên... có biểu hiện chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế. Có dự án đã tiến hành chuyển mục đích sử dụng rừng đã lâu, đã hoàn thành, nghiệm thu, quyết toán, Ban quản lý dự án đã giải thể, chủ đầu tư đã bàn giao hoặc sang nhượng giá trị công trình cho đơn vị khác quản lý, gây khó khăn trong việc quy trách nhiệm và bố trí vốn cho trồng rừng thay thế. </p><p>Đó là các dự án như Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn (95 ha); Khai thác Mangan, tỉnh Hà Giang (218,6 ha); Xây dựng khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (928 ha)... <br /><br />Các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Phước… mặc dù chủ dự án đã nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, nhưng việc trồng rừng trên thực địa còn chậm. </p><p>Hầu hết các địa phương chưa chủ động bố trí vốn ngân sách nhà nước hoặc lồng ghép kinh phí bảo vệ và phát triển rừng để trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển mục đích sang xây dựng các công trình công cộng, an ninh quốc phòng./. </p><p>&gt;&gt;&gt;<a class="title-search" data-id="88834" href="http://bnews.vn/tra-vinh-tu-trong-va-bao-ve-hon-4-000-ha-rung-ket-hop-nuoi-tom-sinh-thai/88834.html" id="searchLink">Trà Vinh tự trồng và bảo vệ hơn 4.000 ha rừng kết hợp nuôi tôm sinh thái</a><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /><br /></p>

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục