Chiến tranh thương mại: Gậy ông đập chính Mỹ (Phần 2)

06:03' - 27/06/2018
BNEWS Hệ quả của cuộc chiến thuế quan là nó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế các nước đối tác của Mỹ và Trung Quốc, cụ thể là ASEAN, cả khu vực Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương nói chung.
Đồng 100 nhân dân tệ và đồng USD. Ảnh: AFP/TTXVN

Cần ghi nhận rằng người Trung Quốc hiểu được toàn bộ rủi ro mạo hiểm phải đối mặt. Đối với họ, khủng hoảng mới là thứ hoàn toàn không được hoan nghênh bởi nó có thể giáng đòn mạnh, cụ thể là vào tầng lớp trung lưu Trung Quốc”.

Mức tổn thất trực tiếp đối với nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc sẽ xấp xỉ bằng nhau, các chuyên gia dự đoán. Tuy nhiên, khối lượng, quy mô và kích thước mạo hiểm rủi ro song hành có thể là vấn đề nghiêm trọng đối với Trung Quốc.

Còn Mỹ có hệ thống tài chính phát triển hơn nhiều, nền kinh tế Mỹ định hướng nhiều vào thị trường tài chính thế giới hơn là kinh tế Trung Quốc. Từ góc độ quan điểm này, Trung Quốc có tiềm năng tìm kiếm sự nhân nhượng và giải pháp có thể chấp nhận được.

Trong khi đó, chuyên gia Ekaterina Sharapova từ Viện MGIMO nhận định rằng hệ quả căn bản của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trong ngắn hạn và trung hạn là sự thay đổi của toàn bộ hệ thống thương mại thế giới. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các quy định và nguyên tắc đã được thiết lập của nền thương mại toàn cầu.

Ở một góc nhìn khác, trong triển vọng gián tiếp lâu dài, cuộc chiến thương mại này có thể giúp thúc đẩy sự chuyển hóa của nền kinh tế Trung Quốc, các chuyên gia dự đoán. Tức là, chuyển đổi tiêu dùng nội địa thành động cơ chính của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo ứng nghiệm.

Cuộc chiến thương mại ở một mức độ nhất định có khả năng đẩy nhanh tất cả các tiến trình này trong nền kinh tế Trung Quốc. Điếu đó sẽ là tác nhân kích thích bổ sung. Trung Quốc hiện nay không thể đáp ứng hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm công nghệ Mỹ, bởi phụ thuộc vào công nghệ từ Mỹ và các quốc gia phát triển khác. 

Về thuế nhập khẩu nguyên liệu năng lượng và sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ, thì một mặt, Trung Quốc còn có những kênh cung cấp khác, kể cả từ Nga. Hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô cũng có thể góp phần phát triển năng lượng thay thế ở Trung Quốc. Các biện pháp đối xứng của Trung Quốc quả thực là theo từng điểm. Những biện pháp như vậy chỉ được áp dụng trong những ngành đủ sức tự túc không cần đến nguồn cung cấp từ Mỹ. 

Các quan sát viên cũng ghi nhận rằng chính sách thuế quan đáp trả của Trung Quốc định hướng vào các sản phẩm từ các bang của nước Mỹ đã ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống.

Trong số các sản phẩm chịu thuế có đậu nành, ngô, lúa mì, gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt và rau. Trong năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp Mỹ lên tới 24,1 tỷ USD, chiếm khoảng 19% tổng khối lượng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc với 125,86 tỷ USD.

Theo dữ liệu của Bloomberg Intelligence, tổng giá thành than của Mỹ xuất sang Trung Quốc năm 2017 là khoảng 395 triệu USD. Trong đó, khoảng 90% là than đá. Ngày nay, Trung Quốc là nước chủ chốt tiếp nhận dầu mỏ của Mỹ. Với hoạt động mua dầu, Trung Quốc giúp kích thích tăng trưởng xuất khẩu từ Mỹ. Chỉ riêng trong tháng 3/2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 18,4 triệu thùng dầu và sản phẩm dầu mỏ của Mỹ. 

Thực tế đó khiến Trung Quốc chiếm ngôi khách hàng lớn thứ 3 sau Mexico và Canada. Thế nhưng, đối với Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, dầu mỏ của Mỹ chỉ chiếm phần nhỏ trong cán cân năng lượng. Các nhà cung cấp lớn nhất là Saudi Arabia và Nga. Trong tương quan này, các quan sát viên cho rằng biện pháp đối phó của Trung Quốc có thể gây tác động “đau đớn” đến các mặt hàng nguyên liệu xuất khẩu của Mỹ.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục