Dịch vụ chèo thuyền kayak trên vịnh Hạ Long: Quản lý thế nào cho hiệu quả
Trong cuộc họp nghe phương án quản lý các dịch vụ thể thao dưới nước diễn ra ngày 13/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Thị Thu Thủy yêu cầu thành phố Hạ Long cần hoàn thiện, bổ sung vào nội dung phương án tổ chức quản lý các dịch vụ thể thao phục vụ khách du lịch trên vịnh, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 4 này.
Theo bà Thủy, các dịch vụ thể thao giải trí phục vụ trên vịnh Hạ Long (trong đó có chèo thuyền kayak) xuất phát từ nhu cầu của du khách và là sản phẩm du lịch hấp dẫn. Vì vậy cần có phương án quản lý dịch vụ để đảm bảo an toàn cho du khách, đồng thời phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Trước đó, ngày 29/3, UBND thành phố Hạ Long bất ngờ ban hành công văn số 2195/UBND yêu cầu dừng hoạt động dịch vụ chèo thuyền kayak trên vịnh Hạ Long từ ngày 1/4 với các lý do: số lượng kayak hoạt động trên vịnh Hạ Long tăng nhanh và chưa có phương án hoạt động được phê duyệt; việc kinh doanh dịch vụ chèo kayak không thực hiện niêm yết giá hoặc có niêm yết nhưng có biểu hiện “chặt chém”; hoạt động chèo kayak chưa được quy hoạch...
Việc chỉ đạo đột ngột dừng một sản phẩm dịch vụ du lịch độc đáo trên vịnh Hạ Long chỉ sau 3 ngày ban hành văn bản công văn đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ doanh nghiệp làm dịch vụ du lịch và dư luận.
Đặc biệt, dư luận không đồng tình với cách lý giải về việc tạm dừng hoạt động chèo thuyền kayak của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long Hồ Quang Huy khi cho rằng thuyền kayak có nguy cơ cháy nổ, giảm hệ số an toàn đối tàu du lịch.
Để “cấm” dịch vụ chèo thuyền kayak có hiệu quả, thành phố Hạ Long còn đề nghị Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh dừng cấp phép rời cảng, bến 30 ngày đối với các tàu du lịch nào vi phạm trong việc tổ chức kinh doanh dịch vụ chèo thuyền kayak.
Ngày 11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản số 1449/BVHTTDL-TCDL đề nghị tỉnh Quảng Ninh xem xét, có biện pháp quản lý hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục cung cấp dịch vụ kayak trên vịnh Hạ Long, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: dịch vụ chèo thuyền kayak là dịch vụ đặc thù, hấp dẫn, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Hạ Long, tạo nên danh tiếng cho vịnh Hạ Long và những trải nghiệm thú vị cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Bộ cũng cho rằng việc ban hành một chính sách, quy định mới cần có lộ trình, thời gian báo trước từ 3 đến 6 tháng để doanh nghiệp biết, điều chỉnh chương trình và công bố cho khách du lịch.
Trước đó, ngày 5/4, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng có văn bản chỉ đạo UBND thành phố Hạ Long phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương xây dựng phương án kinh doanh, quản lý các dịch vụ thể thao phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long; trong đó, tập trung xác định các khu vực được phép hoạt động, tiêu chuẩn kỹ thuật, nhân lực, số lượng để các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động và xây dựng phương án tổ chức thực hiện các dịch vụ thể thao đảm bảo an toàn cho du khách và bảo tồn phát huy giá trị vịnh Hạ Long.
Dịch vụ chèo thuyền kayak đã có trên vịnh Hạ Long từ hơn chục năm qua. Hiện trên vịnh Hạ Long có khoảng 1.400 thuyền kayak của các chủ tàu du lịch nghỉ đêm và một số hộ kinh doanh tại các điểm du lịch trên vịnh.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch vụ chèo thuyền Kayak trên Vịnh Hạ Long sẽ tiếp tục được hoạt động?
12:37' - 11/04/2017
Ngày 11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 1449/BVHTTDL-TCDL về việc quản lý hoạt động Kayak trên Vịnh Hạ Long.
-
Kinh tế & Xã hội
Sẽ có phương án rõ ràng về việc tổ chức chèo thuyền kayak trên vịnh Hạ Long trước 15/4
20:45' - 05/04/2017
Ngày 5/4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chính thức vào cuộc chỉ đạo hoạt động dịch vụ chèo thuyền kayak trên vịnh Hạ Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.