Doanh nghiệp đứng trước thách thức hay cơ hội với công nghiệp 4.0

16:59' - 19/09/2017
BNEWS Doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều băn khoăn trước định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công nghiệp 4.0.
Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam – Vietnam ICT Outlook (VIO) sẽ diễn ra ngày mai 20/9. Ảnh: HCT

Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam – Vietnam ICT Outlook (VIO) diễn ra ngày 20/09/2017 tại GEM Center Tp. Hồ CHí Minh sẽ tối giản và hiện thực hóa khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam cùng khả năng ứng dụng trong  thực tế. 

Trước định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong công nghiệp 4.0 Việt nam đang đứng trước cơ hội và vận hội,  tuy nhiên, nguy cơ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong  nền công nghiệp 4.0 chính là quá trình tự động hóa sẽ triệt tiêu nhiều vị trí công việc truyền thống ; cách thức tổ chức, quản lý dùng công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng rõ rệt tạo nên khoảng cách trong tăng trưởng giữa các doanh nghiệp.

Tuy Chính phủ Việt Nam và các ban ngành đã có nhiều chính sách, biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp CNTT và doanh nghiệp ứng dụng đa ngành nghề Việt Nam vẫn thiếu nhiều điểm giao thoa trong việc hiểu và ứng dụng CNTT.

Doanh nghiệp ứng dụng hiện nay nhận biết được tầm quan trọng của CNTT trong hoạt động sản xuất – kinh doanh nhưng loay hoay chưa tìm được mô hình thích hợp với năng lực của từng doanh nghiệp hoặc chưa cân đối nguồn lực trong đầu tư cho công nghệ.

Thấy được mối tương quan đó, Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam – Vietnam ICT Outlook (VIO) năm nay với chủ đề “Doanh nghiệp và cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội – Thách thức” được tổ chức nhằm thu hẹp khoảng cách, hỗ trợ ứng dụng CNTT trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ông Vũ Anh Tuấn, Tổng thư ký Hội Tin học Tp. Hồ Chí Minh cho biết, doanh nghiệp và người lao động trong giai đoạn hiện nay cần sẵn sàng năng lực tiếp cận công nghệ, chuyển đổi tư duy và hệ thống hạ tầng tại doanh nghiệp để tiếp cận và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này.

Doanh nghiệp tại Việt Nam cần tìm hiểu các yếu tố về trí tuệ nhân tạo, năng lực sáng tạo, bổ sung hoạt động đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho tương lai.

Hội thảo hướng đến mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp đa ngành nghề tìm kiếm thông tin và giải pháp phù hợp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, qua đó tiết kiệm chi phí và nguồn lực. Hội thảo cũng góp phần thúc đẩy thị trường ứng dụng – dịch vụ CNTT; Tạo môi trường kết nối doanh nghiệp CNTT- doanh nghiệp ứng dụng, gắn kết cung cầu”…

Ông Hoàng Quốc Trường, Phó Giám Đốc Tập đoàn Bưu chính Viến thông (VNPT)- Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ, Bên cạnh những giải pháp, công nghệ tự nghiên cứu và phát triển tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển, và tại các đơn vị thành viên, VNPT đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác là những tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới (như Microsoft, Fujitsu, Lotte/Hyundai IT…), cũng như các trường đại học và học viện (như đại học Bách Khoa Hà nội, đại học Bách Khoa Hà nộiTp.

Hồ CHí Minh, cùng nhiều đối tác chiến lược trong nước, để hợp tác nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như IoT, Big Data, Smart City… cùng xây dựng và cung cấp các giải pháp chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử và công dân điện tử.

Nhận định về ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đối với doanh nghiệp, theo quan điểm cá nhân của ông Trường thì CMCN 4.0 mang lại nhiều cơ hội hơn rất nhiều so với thách thức, trước tiên là ở sự hỗ trợ một cách có hiệu quả từ các giải pháp CNTT vào quản trị điều hành, dự báo chiến lược thông qua những giải pháp, ứng dụng điển hình của CMCN 4.0 như IoT, Big Data và điện toán đám mây.

Còn về thách thức, theo ông Trường, rào cản lớn nhất chính là sự thay đổi về tư duy trong quản trị, sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong môi trường tương tác đang ngày càng lớn và phủ rộng như hiện nay.

Để sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0, ông Trường khuyến nghị các doanh nghiệp cần sẵn sàng và chuẩn bị thật kỹ lưỡng về nguồn lực, trong đó tập trung vào nguồn lực hạ tầng công nghệ và ý tưởng kinh doanh.

Tại Hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt nam VIO 2017, VNPT mang đến các dịch vụ nhắm tới 3 trụ cột nêu trên. Có thể kể đến, đó là giải pháp I-Office, VNPT Tracking, VNPT eInvoice, VNPT Meeting, VNPT IDC, SMS brandname. Ngoài ra, trong phần tham luận, VNPT cũng sẽ giới thiệu bộ giải pháp tập trung vào quan trắc và dự báo để đồng hành cùng sự phát triển của nông nghiệp thông minh”

Bà Nguyễn Thị Thanh Dung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ và Giải pháp Quản trị Nguồn Nhân lực, Công ty CP Tin Học Lạc Việt cho biết, Lạc Việt SureERP là một Giải pháp phần mềm Quản trị doanh nghiệp toàn diện với những tính năng độc đáo, ưu việt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa toàn bộ quy trình từ quản lý nguồn lực đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu chi phí vận hành bộ máy doanh nghiệp.

Được thiết lập trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây với chi phí đầu tư linh hoạt từ thuê đến mua trọn gói, chúng tôi tin rằng LV SureERP sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ các doanh nghiệp trên con đường hội nhập và phát triển./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục