Gỡ khó trong việc khai thác khoáng sản titan tại Bình Thuận
Ngày 8/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Thuận phối hợp với Trung tâm Con người và thiên nhiên Việt Nam, tổ chức tọa đàm đánh giá tiềm năng và bước đầu đề xuất khai thác và sử dụng khoáng sản titan Zircon trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững.
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, ông Nguyễn Văn Quang, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, Bình Thuận hiện là địa phương có trữ lượng và tài nguyên titan lớn nhất cả nước. Theo dự báo, toàn tỉnh có khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng quặng titan của cả nước.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 15 điểm mỏ quặng titan chủ yếu tập trung tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tuy Phong. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, sa khoáng titan còn nhiều bất cập, chưa đem lại hiệu quả cao.
Một trong những bất cập trong quá trình quản lý và khai thác titan hiện nay là các dự án được cấp phép khai thác titan đang chồng lấn với các dự án du lịch, dự án kinh tế xã hội. Theo quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến titan được Chính phủ phê duyệt, trên địa bàn tỉnh có 25 khu vực với tổng diện tích đưa vào quy hoạch titan là 19.339ha, trong đó có chồng lấn 33 dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã được chấp thuận với tổng diện tích 4.576ha.
Ngoài ra, diện tích quy hoạch titan còn chồng lấn với các dự án điện gió, điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản…gây ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án và thu hút đầu tư của tỉnh.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng nhìn nhận khó khăn trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng quặng titan hiện nay là nguồn nước ngầm. Bình Thuận là địa phương khô hạn nhất cả nước, nguồn nước mặt, nước ngầm tại địa phương rất khan hiếm. Tuy nhiên, hoạt động khai thác titan thì lại cần rất nhiều nước.
Phần lớn các khu vực quy hoạch, dự án khai thác titan đều nằm ven biển, nơi có nhiều diện tích phân bố cát rộng lớn và hạn chế nguồn nước ngọt. Tại đây chỉ có các ao, hồ có nước vào mùa mưa nhưng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, không đủ nguồn nước để phục vụ khai thác titan.
Vì vậy nếu càng nhiều khu vực được quy hoạch thì nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và canh tác của người dân càng ít và chất lượng càng bị ảnh hưởng.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đoàn Văn Cánh, Chủ tịch Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam cho biết, khai thác titan Zircon cần một lượng nước lớn đồng thời cũng thải ra một lượng nước thải rất lớn. Nếu khai thác titan, tuyệt đối không được sử dụng nước biển để bơm vào moong khai thác, vì sẽ làm mặn hóa tầng chứa nước và không biết bao giờ mới phục hồi lại được.
Ở Bình Thuận, do các tầng chứa ít nước nên tuyệt đối không nên lấy thêm nguồn nước ngầm phục vụ khai thác mỏ. Nếu không đủ nước để phục vụ khai thác thì phải có giải pháp cấp nước vào moong bằng các nguồn nước từ xa chuyển tới…
Theo Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đặng Trung Thuận, đại diện đoàn chuyên gia Trung tâm con người và thiên nhiên, khai thác titan ở Bình Thuận cần cân nhắc các vấn đề về thay đổi bề mặt địa hình, không nên khai thác quá ngưỡng phục hồi nguồn nước ngầm trong cồn cát, phân tán các chất phóng xạ trong quặng titan Zircon…
Những tác động bất lợi của khai thác, chế biến titan đến môi trường như: xáo trộn các tầng cát, phá hủy thảm thực vật trên cồn cát, nguy cơ hoang mạc hóa và sự cố môi trường… và những ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch ven biển cũng được các đại biểu nhìn nhận và thảo luận.
Bàn về giải pháp để khai thác khoáng sản đi đôi với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, các đại biểu cho rằng nên rà soát để điều chỉnh lại quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng cho phù hợp với thực tế hiện nay, khu vực nào có ảnh hưởng đến dân sinh, không an toàn mỏ, không đảm bảo nguồn nước… thì đưa vào dự trữ quốc gia và điều chỉnh lại quy hoạch.
Cũng có đại biểu cho rằng, Bình Thuận nên chủ động phối hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học để xây dựng quy hoạch cho riêng mình, từ đó có những đề xuất phù hợp cho trung ương. Đồng thời quá trình khai thác phải bám sát quy hoạch, phải gắn khai thác với chế biến sâu theo đúng lộ trình, khai thác phải gắn với hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường…
Đến nay, Bộ Tài nguyên và môi trường đã cấp 8 giấy phép khai thác trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 2.542 ha, tổng trữ lượng 7,5 triệu tấn, trong đó 1 giấy phép đã hết hạn, 2 giấy phép chưa đầu tư xây dựng cơ bản mỏ, các giấy phép còn lại có triển khai nhưng hiện tạm dừng khai thác để hoàn tất thủ tục theo quy định/.
- Từ khóa :
- bình thuận
- khai khác titan
- khai thác khoáng sản
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Kiến nghị tạm dừng xem xét hồ sơ doanh nghiệp lợi dụng thăm dò khai thác khoáng sản
09:41' - 30/06/2017
Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo ngành chức năng tạm dừng việc xem xét, giải quyết hồ sơ liên quan vụ việc này.
-
Kinh tế Việt Nam
Cà Mau nghiêm cấm khai thác khoáng sản tại 1.080 khu vực
10:31' - 27/06/2017
UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt định số 825/QĐ-UBND về việc công bố 1.080 khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản
08:00' - 09/06/2017
Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 86 điểm mỏ khoáng sản, chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và kaolin.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh thanh tra, kiểm tra toàn diện quản lý đất đai, khai thác khoáng sản
19:54' - 04/05/2017
Tây Ninh đang chỉ đạo triển khai việc thanh tra, kiểm tra toàn diện các hoạt động quản lý đất đai, khai thác khoáng sản nhằm chấn chỉnh công tác quản lý, thu thuế trong lĩnh vực này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10'
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27'
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15'
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06'
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40'
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21'
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.