Hà Nội yêu cầu chấm dứt việc cho thuê, mượn, nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trái quy định
Việc quản lý, sử dụng và thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm, cơ sở tập trung đông người trong đô thị phải đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch và không để thất thoát tài sản.
Các chỉ đạo này của Chủ tịch UBND thành phố nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước và Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg về Quy chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị. Đáng chú ý, lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu chấm dứt ngay việc cho thuê, cho mượn, hợp tác, liên doanh, liên kết không đúng quy định của pháp luật đối với các cơ sở nhà, đất được giao quản lý, sử dụng và thực hiện nộp toàn bộ số tiền thu được từ các hoạt động nêu trên vào ngân sách.Cùng với đó, tạm dừng các thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho đến khi Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản sửa đổi hai Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg.
Lãnh đạo thành phố cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố khẩn trương rà soát, báo cáo các trường hợp khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các công việc liên quan. Trước đó, Hà Nội đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg theo nguyên tắc chỉ hỗ trợ tối đa 50% tiền sử dụng đất thu được tại vị trí cũ để đầu tư các dự án tại cơ sở mới. Phần còn lại ngân sách các địa phương được hưởng để đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực dự án.Thành phố cũng kiến nghị Thủ tướng sửa đổi Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 140/2008/QĐ - TTg cho phù hợp với quy định của Luật Thủ đô, giao các cơ sở nhà đất sau khi thực hiện sắp xếp cho thành phố để thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch.
Hiện, Hà Nội có 11.166 cơ sở nhà, đất cần sắp xếp với diện tích khoảng 9,5 triệu m2 nhà, 3.624 ha đất. Sau gần 10 năm thực hiện Quỵết định số 09/2007/QĐ-TTg, hầu hết các cơ quan, đơn vị của thành phố đã thực hiện kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất. Qua đó, trụ sở các cơ quan hành chính được sử dụng đúng mục đích; việc sử dụng cơ sở nhà, đất sai mục đích ở khối đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm dần; phần lớn công ty Nhà nước đã sử dụng cơ sở nhà, đất tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, tiến độ triển khai công tác sắp xếp lại nhà, đất vẫn còn chậm, nhất là đối với các cơ sở nhà, đất do Công ty Quản lý và Phát triển Nhà được giao quản lý.Chất lượng của một số phương án sắp xếp còn chưa cao, chưa tính đến yếu tố đặc thù phù hợp với tính chất hoạt động của từng đơn vị, có nội dung thiếu tính khả thi, không đủ điều kiện để thực hiện, phần lớn dựa trên hiện trạng sử dụng. Đối với khối công ty Nhà nước, một số phương án sắp xếp chưa gắn kết với quy hoạch ngành, chiến lược phát triển ngành, với kế hoạch cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp.
Nhiều vi phạm cho thuê, liên doanh, liên kết, sử dụng không đúng mục đích phát hiện qua rà soát, sắp xếp, phải thu hồi nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm; nhiều cơ sở nhà đất giao công ty Nhà nước tiếp tục sử dụng vẫn chưa được ký hợp đồng thuê đất, chưa có quyết định cho thuê đất của cấp có thẩm quyền, vẫn còn một bộ phận cơ sở nhà đất để lãng phí (không sử dụng), kém hiệu quả tại Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội. Theo lý giải của Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện chậm là do Hà Nội có khối lượng cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước phải sắp xếp lớn, trải qua nhiều thời kỳ, giai đoạn, nguồn gốc hình thành phức tạp nên cần có nhiều thời gian để rà soát, phân loại, kiểm tra, lập phương án. Quy hoạch thành phố có nhiều thay đổi, nhất là sau khi có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu cùng với cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ cho các doanh nghiệp di dời còn chưa hấp dẫn nên cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án sắp xếp nhà đất. Thành phố cũng thẳng thắn thừa nhận có sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng lẫn các đơn vị được giao quản lý, sử dụng trực tiếp dẫn đến nhiều cơ sở nhà đất cho thuê bị lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép …/.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Đưa vào vận hành 2 dự án cấp điện cho khu vực Hà Nội
11:31' - 17/11/2017
Việc đóng điện 2 công trình trên sẽ truyền tải công suất từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình lên hệ thống điện Quốc gia, đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao tại khu vực phía Tây thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất lộ trình thí điểm tuyến xe 2 tầng tại Hà Nội
07:00' - 17/11/2017
Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch triển khai thí điểm tuyến xe 2 tầng (City Tour) phục vụ phát triển du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đối thoại với người dân về dự án cải tạo, xây dựng nghĩa trang Bãi Xém
19:50' - 15/11/2017
Ngày 15/11, Bí thư Quận ủy và Chủ tịch UBND quận Long Biên đã trực tiếp lắng nghe và đối thoại với nhân dân phố Bắc Cầu (Ngọc Thụy - Long Biên) về dự án cải tạo, xây dựng nghĩa trang Bãi Xém.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội cần xử lý nghiêm những sai phạm tại dự án chung cư New Horizon City
17:06' - 15/11/2017
Đến thời điểm này, tình trạng tập trung đông người để đòi quyền lợi tại đây vẫn chưa chấm dứt, ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.