Hậu Brexit, châu Âu còn "thân thiện" với các hãng công nghệ Mỹ?

14:28' - 29/06/2016
BNEWS Các doanh nghiệp lớn nhất của Thung lũng công nghệ Silicon có thể đối mặt với những quy định ngặt nghèo hơn sau khi người dân nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Hậu Brexit, châu Âu có còn "thân thiện" với các hãng công nghệ Mỹ?. Ảnh: monkshill.com

Đặc biệt, một số công ty có thể phải chuyển trụ sở khỏi London để thu hút và tuyển dụng được các lao động giỏi nhất.
Châu Âu hiện chiếm tới 25% (hoặc hơn) trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp công nghệ Mỹ. Tuy vậy, sau Brexit, ngoài việc đối mặt với tình trạng tài chính suy giảm khi đồng bảng mất giá, châu Âu có thể trở thành một môi trường kinh doanh thách thức hơn đối với các doanh nghiệp Mỹ.
Các doanh nghiệp công nghệ Mỹ có thể đối mặt với quy định ngặt nghèo hơn khi Vương quốc Anh rời EU vì “xứ sương mù” thường là thành viên đối trọng với Đức, Pháp và các nước khác của EU vốn muốn có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt động của các hãng công nghệ Mỹ.
Trong khi đó, theo công ty nghiên cứu CB Insights (Mỹ), sự dịch chuyển tự do của lao động giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã khiến London trở thành nguồn cung cấp nhân tài hàng đầu cho các công ty công nghệ mới khỏi nghiệp trên toàn châu Âu.

Sau Brexit, CB Insights cảnh báo về nguy cơ chảy máu chất xám nếu sự kiện Brexit sẽ dẫn tới việc tăng cường kiểm soát lao động nhập cư.
Ngoài ra, các công ty công nghệ có trụ sở tại London cũng có thể rời khỏi trung tâm tài chính - tiền tệ hàng đầu thế giới này vì một số khách hàng lớn nhất của họ - các ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính - dự kiến cũng bỏ đi nếu Brexit dẫn tới việc áp dụng biểu thuế mới và các rào cản khác đối với các giao dịch tài chính.

Nhà phân tích công nghệ Crawford del Prete của công ty nghiên cứu IDC cho biết các doanh nghiệp công nghệ có thể rời nước Anh “theo chân” khách hàng của mình.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục