Khó xử lý tang vật các vụ buôn lậu trên đường thủy

18:24' - 25/09/2017
BNEWS Trong quá trình tiến hành công tác bảo quản, xử lý vật chứng trên tuyến đường thủy đối với các vụ buôn lậu lực lượng Hải quan vẫn còn gặp phải một số khó khăn.
Phương tiện chở hàng hóa thuê cho các đối tượng buôn lậu từ Campuchia đưa về khu vực Bến Xuồng, ấp Mỹ Lộ, xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên. Ảnh: Lê Sen - TTXVN

Bà Hứa Thị Hồng, ông Phạm Văn Bằng, Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan phân tích cụ thể những vướng mắc đó.

Thứ nhất, khó khăn trong việc bàn giao vật chứng để bảo quản, xử lý theo quy định.

Theo quy định dẫn chiếu trên, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra Quyết định khởi tố thì cơ quan Hải quan sẽ có văn bản đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp ra Quyết định chuyển hồ sơ, tang vật vụ án buôn lậu. Trên cơ sở, Quyết đinh chuyển hồ sơ, tang vật vụ án, cơ quan Hải quan có văn bản đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền thụ lý, tiếp nhận hồ sơ kèm theo tang vật vụ án.

Tuy nhiên, trong năm 2016, Cơ quan Hải quan đã ra 03 Quyết định khởi tố (05,06, 08) khởi tố vạ án buôn lậu 354 tấn lúa (thóc) từ campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu biên giới bằng ghe gỗ, không khai báo, không làm thủ tục Hải quan. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Đồng Tháp không tiếp nhận số tang vật là thóc, chỉ tiếp nhận phương tiện vi phạm là ghe gỗ.

Lý do cơ quan Cảnh sát điều tra từ chối nhận bàn giao tang vật là: Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 và Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định rõ khi có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan Hải quan chuyển hồ sơ bao gồm cả tang vật tại thòi điểm chuyển giao hồ sơ vụ án. Điều này dẫn đến Cơ quan cảnh sát điều tra khi tiếp nhận hồ sơ vụ án “chưa tiếp nhận” tang vật vụ án. Các cơ quan này cho rằng, tại thòi điểm tiếp nhận hồ sơ chưa tiếp nhận để điều tra sơ bộ nếu có dấu hiệu thì mới tiếp nhận.

Theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự “Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường họp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;

Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự: “Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản”.

Như vậy, đối với tang vật là thóc được xác định là hàng hóa mau hỏng, khó bảo quản thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định xử lý. Cơ quan Hải quan đã nhiều lần có văn bản đề nghị .Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp nhận nhận tang vật vụ án theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự nhưng Cơ quan điều tra không tiếp nhận.

Theo quy định khoản 8, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể về thòi hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm tối đa không quá 60 ngày (bao gồm cả thời hạn xin gia hạn).

Theo đó, quá thời hạn trên cơ quan điều tra không tiếp nhận thì cơ quan Hải quan sẽ gặp khó khăn tạm giữ bảo quản số tang vật, vật chứng này. Việc cơ quan cảnh sát điều tra không tiếp nhận, đồng thời cũng không ra Quyết định xử lý đối với tang vật này dẫn đến cơ quan Hải quan vẫn phải tiếp tục bảo quản lưu giữ.

Đặc biệt, các chi phí phát sinh liên quan đến bảo quản tang vật như chi phí lưu giữ, bảo quản (thuê kho, sấy) đối với số tang vật này; Cơ quan Hải quan vẫn phải thực hiện thanh toán trong khi không đủ cơ sở, căn cứ pháp lý để thanh toán vì thòi hạn tạm giữ đã hết. Cơ quan Hải quan đã chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan Cảnh sát điều tra để giải quyết theo thẩm quyền.

Thứ hai, vướng mắc trong việc xử lý tang vật vụ án khi đình chỉ điều tra vụ án hình sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 “Việc  xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra ; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản”.

Theo quy định trên thì việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

Thực tiễn trong thời gian qua, Cơ quan Hải quan đang gặp vướng mắc liên quan đến việc xử lý vật chứng của 02 vụ án gồm 232,741 tấn thóc khi Cơ quan Cảnh sát điều tra cổng an tỉnh An Giang đình chỉ điều tra vụ án.

Theo thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh An Giang thì Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định đình chỉ 02 vụ án “Buôn lậu” theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan Hải quan mà không đưa ra Quyết định xử lý vật chứng, chỉ thông báo chuyển lại hồ sơ lại để Cơ quan Hải quan giải quyết theo thẩm quyền.

Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 76 Bộ luật hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Tháp khi nhận được kiến nghị của cơ quan Hải quan đã ra quyết định xử lý vật chứng theo quy định. Tuy nhiên, đối với cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh An Giang hiện nay vẫn không đưa ra quyết định xử lý vật chứng, tang vật theo thẩm quyền, trong khi đó tang vật cơ quan Hải quan vẫn phải bảo quản, các chi phí phát sinh vẫn đang do cơ quan Hải quan chi trả.

Pháp luật quy định rất rõ ràng thẩm quyền của từng cơ quan trong việc xử lý vật chứng trong từng giai đoạn cụ thể. Như vậy, khi cơ quan cảnh sát điều tra không xử lý vật chứng khi có quyết định đình chỉ điều tra sẽ dẫn đến thực tế là tang vật đó vẫn .phát sinh các chi phí bảo quản, lưu giữ, lưu kho, chất lượng giảm sút dễ dẫn đến hư hỏng.

Khó khăn, vướng mắc trong bảo quản, xử lý tang vật các vụ án buôn lậu trên tuyến đường thủy chủ yếu là việc bàn giao tang vật để bảo quản, xử lý chúng khi cơ quan Hải quan khởi tố vụ án và chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra. Trên cơ sở những vướng mắc trên, cơ quan Hải quan kiến nghị để tránh tình trạng không thống nhất khi triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật tổ chức các Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, trong thòi gian tói cần có hướng dẫn cụ thể việc .bàn giao vụ án do cơ quan Hải quan chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra khi bàn giao hồ sơ vụ án phải bàn giao cả tang vật vụ án.

Các chi phí tri trả cho việc bảo quản xử lý tang vật sau khi hồ sơ vụ án đã được bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý theo thẩm quyền sẽ được thanh toán bằng án phí vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời cần có hương dẫn cụ thể hơn nữa để tránh việc một số đơn vị đưa ra các lý do không chính đáng ảnh hưởng việc thực thi pháp luật./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục