Không có dấu hiệu cho thấy Saudi Arabia sẽ ra tay "cứu" thị trường dầu mỏ

13:42' - 25/01/2016
BNEWS Saudi Arabia dường như sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược bảo vệ thị phần, bất chấp giá dầu mỏ giảm sâu tới đâu.
Không có dấu hiệu cho thấy Saudi Arabia sẽ ra tay "cứu" thị trường dầu mỏ. Ảnh: TTXVN.

Giá dầu ở mức thấp đã buộc quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, Saudi Arabia phải đẩy nhanh các cải cách kinh tế đầy khó khăn và cắt giảm phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, dường như Saudi Arabia sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược bảo vệ thị phần, bất chấp giá dầu mỏ giảm sâu tới đâu.

Sự trở lại củaIran trên thị trường dầu mỏ thế giới, sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, đã đẩy giá dầu rơi xuống mức thấp kỷ lục mới. Trong 19 tháng, giá “vàng đen” đã giảm 76%, khiến ngân sách Saudi Arabia chuyển từ thặng dư 54 tỷ USD trong năm 2013 sang thâm hụt 98 tỷ USD trong năm 2015.

Tuy vậy, Quốc vương Salman và hai người thừa kế của ông đều không đánh đi tín hiệu nào về việc thay đổi chính sách.

Khaled al-Falih, Chủ tịch công ty dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, cũng khẳng quốc gia này có thể "trụ được" với giá dầu thấp trong một thời gian dài và sẽ không “hành động một mình” để hỗ trợ thị trường. Một số quan chức thậm chí còn coi giá dầu thấp là cơ hội để Saudi Arabia thông qua các chương trình cải cách đã bị trì hoãn từ lâu.

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ diễn biến như hiện nay, Riyadh không có nhiều lựa chọn ngoài việc “cam chịu” thắt lưng buộc bụng.

Nợ công của Saudi Arabia tính đến cuối năm 2015 là 5,8% GDP, thấp hơn nhiều so với mức nợ của Anh (89% GDP) và Đức (71% GDP). Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) ước tính nợ công của quốc gia này sẽ tăng lên 44% GDP vào năm 2020.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục