Năm nguy cơ công nghệ tác động đến con người trong tương lai
1. Robot và AI sẽ lấy đi công việc của con người
Đây không còn là câu chuyện khoa học viễn tưởng nữa mà đang hiển hiện ngay trong cuộc sống của chúng ta khi công nghệ ngày càng thông minh hơn và dần thay thế sức người. Trong đó, sản xuất là lĩnh vực đầu tiên mà robot (người máy) và công nghệ tự động hóa lấy đi việc làm của con người, và khó có ngành nào nằm ngoài xu hướng này khi robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên phổ biến.Cụ thể, theo tờ Forbes, 30-50% công việc hiện tại của con người có nguy cơ rơi vào tay của công nghệ tự động hóa với các công việc tay chân có thể sẽ là những “nạn nhân” đầu tiên. Tuy nhiên, ngay cả các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cũng không tránh khỏi nguy cơ này. Vấn đề là những công việc còn “rơi rớt” lại sẽ đòi hỏi trình độ chuyên môn cũng như sự sáng tạo cao với số lượng ít ỏi. Do vậy, con người cần bắt đầu nghĩ đến những công việc mà chúng ta có thể làm trong tương lai ngay từ bây giờ.
2. Công nghệ sẽ kéo dài tuổi thọ của con người Trí tuệ nhân tạo kết hợp với những tiến bộ trong kỹ thuật robot, y tế và công nghệ gen sẽ có thể khiến cho con người “bất tử” hay ít nhất là kéo dài tuổi thọ. Điều này thoạt nhiên nghe có vẻ là một “cuộc cách mạng” vĩ đại, song tuổi thọ của con người cao hơn sẽ là mầm mống cho nhiều vấn đề kinh tế và xã hội nói chung. Dân số sẽ gia tăng với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn cả hiện tại, từ đó gây nhiều áp lực lên các nguồn tài nguyên của nhân loại.Vấn đề nghỉ hưu và lương hưu sẽ phải được suy tính lại, cũng như các chương trình an sinh xã hội của chính phủ. Các chương trình chăm sóc sức khỏe dài hạn cũng sẽ đòi hỏi nhiều vốn, cơ sở vật chất và nhân lực hơn nữa.
3. Ai sẽ kiểm soát các “siêu trí tuệ”? Khi công nghệ ngày càng tiến bộ, con người càng có nguy cơ bước vào “thời kỳ phong kiến” của kỹ thuật số, mà ở đó một vài phát kiến kỹ thuật, dù là thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể, sẽ kiểm soát cuộc sống và số phận của chúng ta thông qua việc kiểm soát dữ liệu. Cho đến thời điểm hiện tại, con người vẫn có thể lựa chọn đứng ngoài xu hướng này, nhưng điều đó sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta gặp nhiều bất tiện.Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như tất cả các giao dịch diễn ra thông qua công nghệ số, khi mà con người không thể tự làm được những việc đơn giản như mua đồ ăn, lái xe hoặc đọc một quyển sách chỉ vì thiếu chữ ký số. Chuyện gì sẽ xảy ra khi một cá nhân, một công ty hoặc một tổ chức nào đó kiểm soát khả năng tiếp cận của ta với tất cả những điều kể trên chỉ bởi họ quản lý dữ liệu của ta.
4. Chủ nghĩa tư bản sẽ thất thế Những tiến bộ về kiến thức thuật toán dùng trong phân tích dữ liệu (machine learning), trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (big data) và tự động hóa có thể mang tới những bước tiến vượt bậc trong các lĩnh vực như y tế, khoa học, thương mại và tri thức của con người.Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng sẽ có những hệ lụy kèm theo đó. Những tiến bộ về công nghệ là một thách thức “đáng gờm” đối với chủ nghĩa tư bản khi chúng có thể khiến cho tình trạng thất nghiệp gia tăng và tạo ra một nghịch lý rằng số lượng hàng hóa và sản phẩm được sản xuất hiệu quả ngày càng gia tăng, nhưng kèm theo đó là tình trạng thất nghiệp hay bán thất nghiệp ngày càng trầm trọng, tiền lương thực tế giảm và mức sống không được cải thiện.
Kết quả tốt nhất mà ta có thể kỳ vọng trong trường hợp này là một hình thái mới của chủ nghĩa xã hội, một nền kinh tế chia sẻ mà ở đó sở hữu cá nhân sẽ giảm hoặc biến mất dần và thay vào đó, con người sẽ chia sẻ các nguồn lực xung quanh chúng ta một cách công bằng. Tuy nhiên, để đạt được điều này sẽ rất khó khăn khi nó đòi hỏi sự lật đổ hoặc sụp đổ của chế độ tư bản hiện tại.
5. Nguy cơ từ việc sử dụng dữ liệuThời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ rò rỉ thông tin gây chấn động dư luận như thông tin về sự can thiệp của Nga đến kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hay vụ bê bối liên quan đến việc hơn 1 tỷ tài khoản Yahoo bị xâm nhập trái phép vào năm 2013 được đưa ra ánh sáng, trong đó có cả các thông tin cá nhân nhạy cảm. Khi ngày càng nhiều dữ liệu của con người được lưu trữ bằng công nghệ kỹ thuật số, chúng ta càng dễ trở thành con mồi của các cuộc tấn công mạng.
Tin tặc, các công ty và tổ chức có thể dùng chính các dữ liệu này để chống lại chúng ta. Nhiều người sẽ cho rằng nếu không làm gì sai thì không có gì phải giấu diếm. Tuy nhiên, điều này sẽ không đúng khi ai đó sử dụng hồ sơ sức khỏe của bạn để từ chối tuyển dụng, hoặc sử dụng hồ sơ lái xe của bạn để từ chối cung cấp bảo hiểm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga phát triển công nghệ mới điều khiển robot trong không gian
06:39' - 11/02/2017
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (FEFU) của Nga phát triển công nghệ mới về điều khiển người máy (robot) di động trong không gian bằng cách sử dụng chương trình mini.
-
Chuyển động DN
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới trong quản lý vận hành
14:25' - 08/02/2017
Công ty Truyền tải điện 2 triển khai thực hiện đường dây 220kV, 500kV ứng dụng công nghệ GIS; Tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ trong quản lý kỹ thuật, vận hành, đầu tư xây dựng
-
Chuyển động DN
Toyota và Suzuki hợp tác phát triển công nghệ xanh và an toàn
14:39' - 07/02/2017
Hai nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản là Toyota và Suzuki ngày 6/2 thông báo sẽ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ xanh và an toàn đang phát triển nhanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hỏa hoạn tại trung tâm viễn thông ở thủ đô Cairo của Ai Cập
10:42'
Chiều tối 7/7 theo giờ địa phương, hỏa hoạn lớn đã bùng phát tại một trung tâm viễn thông quan trọng ở thủ đô Cairo của Ai Cập khiến 22 người bị thương, chủ yếu do hít phải khói.
-
Đời sống
Hồn Việt giữa lòng Viêng Chăn
09:48'
Giữa lòng thủ đô Viêng Chăn của Lào, có một không gian thanh tịnh, nơi tiếng chuông chùa ngân vang từ bao năm qua đã trở thành âm thanh thân thuộc với biết bao người con đất Việt nơi xứ người.
-
Đời sống
Nhật Bản: Thủ đô Tokyo ghi nhận ngày “cực nóng” đầu tiên trong năm
09:46'
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, nhiệt độ tại trung tâm Tokyo đã vượt quá 35 độ C vào ngày 7/7, đánh dấu ngày “cực nóng" đầu tiên của thủ đô trong năm nay.
-
Đời sống
Sự cuốn hút của Festival Vietnam lần thứ 3 tại thành phố Lorient, Pháp
09:46'
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, cuối tuần qua, tại thành phố Lorient, thủ phủ tỉnh Morbihan của Cộng hòa Pháp, đã diễn ra chương trình trình diễn nghệ thuật quy mô lớn mang tên “Rực rỡ Việt Nam”.
-
Đời sống
Quốc khánh 2025: Hà Nội bắn pháo hoa ở đâu?
09:04'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 8/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 8/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 8/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hàn Quốc: Số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng tăng tới hơn 80%
21:24' - 07/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo của KDCA cho biết, tính đến ngày 6/7, đã có 875 người mắc bệnh do nắng nóng, tăng 83,2% so với số liệu tương ứng của cùng kỳ năm ngoái.
-
Đời sống
Câu chuyện điện ảnh: Khủng long gầm vang Bắc Mỹ
16:53' - 07/07/2025
Theo thống kê từ Comscore, “Jurassic World: Rebirth” đã thu về 91,5 triệu USD chỉ trong 3 ngày cuối tuần qua, chiếm lĩnh vị trí quán quân phòng vé một cách thuyết phục.
-
Đời sống
Hậu "drama" Làng Háo Hức: Phụ huynh nên cho con đi chơi hè thế nào để an toàn và ý nghĩa?
16:36' - 07/07/2025
Sau lùm xùm Làng Háo Hức, nhiều phụ huynh hoang mang không biết có nên tiếp tục cho con đi chơi hè hay không. Vậy lựa chọn hoạt động nào để con vừa vui, vừa an toàn, tránh những trải nghiệm tồi tệ?