Người Trung Quốc đón Tết truyền thống như thế nào?

14:04' - 18/02/2018
BNEWS Tết Nguyên đán của Trung Quốc còn được gọi là Lễ hội mùa xuân, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm.
Người Trung Quốc đón Tết truyền thống. Ảnh: Reuters

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và những lễ hội vui Tết Nguyên đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 Âm lịch.

Dán câu đối

Trước Tết Nguyên đán, gần như mọi gia đình ở Trung Quốc đều dán hai câu đối được viết trên giấy màu đỏ dán trước cửa nhà. Phong tục này xuất phát từ trước thời nhà Tống (960 - 1279). Ngày nay, câu đối có thể được dán trên bức tường chính ở trong nhà.

Bên cạnh trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

Đèn lồng đỏ tràn ngập các con phố ở Trung Quốc trong những ngày Tết Âm lịch. Ảnh: Reuters

Dọn dẹp nhà cửa

Với mong muốn rũ bỏ những xui xẻo trong năm cũ, người Trung Quốc có truyền thống dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ tinh tươm đón tết. Những món đồ cũ được bỏ đi, bụi bẩn được lau dọn. Công việc thường được hoàn thành trước ngày 30 tết.

Ăn sủi cảo

Người Trung Quốc có truyền thống ăn sủi cảo vào dịp đầu năm mới và điều này có ý nghĩa tạm biệt năm cũ qua, chào năm mới - một mùa xuân mới tới. Món ăn này có nhân làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ, được gói trong vỏ bánh làm bằng bột mỳ. Đôi khi người ta bỏ một đồng tiền xu vào chiếc bánh ngẫu nhiên. Nếu ai lấy trúng chiếc bánh có tiền xu thì coi như năm mới nhiều điều may mắn tốt lành.

Một số gia đình sẽ chuẩn bị thêm món cá hấp cho bữa ăn đầu năm. Trong tiếng Trung Quốc, chữ cá có cùng cách phát âm như "thặng dư" hoặc "thêm". Vì vậy ăn cá cũng như năm mới thêm của cải dư thừa.

Chúc tết bạn bè, người thân

Những ngày đầu năm mới, người Trung Quốc sẽ đến chơi nhà bạn bè và người thân, thậm chí ở lại ăn cơm liên hoan. Họ cũng gửi cho nhau những lời chúc năm mới may mắn, an lành và nhiều điều tốt đẹp. Một số người cũng đi lễ chùa cầu bình an vào dịp này.

Tiền may mắn trong phong bao màu đỏ

Vào dịp Tết Nguyên đán, người lớn sẽ tặng trẻ nhỏ tiền may mắn trong phong bao màu đỏ, còn được gọi là "tiền mừng tuổi" - ý nghĩa rằng sức khỏe và hạnh phúc sẽ đến trong năm tới. Ngày nay, một số thanh niên cũng tặng tiền may mắn cho người già trong gia đình thay lời chúc sức khỏe và bình an.

>>>Người dân Trung Quốc chi tiêu mạnh trong dịp Tết âm lịch

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục