Tăng trưởng bao trùm trong APEC – Để không ai bị bỏ lại phía sau
Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống người dân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy có nhiều người không được hưởng lợi từ sự tăng trưởng đó và “bị bỏ lại phía sau”. Chính vì vậy, tăng trưởng bao trùm đã trở thành một nội dung quan trọng trong các chương trình nghị sự gần đây của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Trong cuộc gặp tại Đà Nẵng vào cuối tuần này, các nhà lãnh đạo APEC dự kiến sẽ thảo luận sáng kiến của Việt Nam về tăng trưởng bao trùm. Nếu được thông qua, đây sẽ là bước tiến mới trong quá trình hình thành và phát triển của APEC.
Tăng trưởng không phải là đích cuốiDiễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được thành lập ngày 6/11/1989 tại thủ đô Canberra (Australia) với mục tiêu chủ yếu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực châu Á–Thái Bình Dương.
Để thực hiện mục tiêu trên, trong 28 năm qua, APEC đã thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp, trong đó có việc tự do hóa thương mại và đầu tư, và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Cụ thể, trong báo cáo sơ kết giai đoạn 2 về tiến bộ của APEC hướng tới các Mục tiêu Bogor của Nhóm hỗ trợ chính sách APEC (PSU), trong hơn 2 thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực APEC luôn cao hơn so với phần còn lại của thế giới.Trong giai đoạn 1994-2014, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân của khu vực này đạt 3%/năm, cao hơn nhiều so với con số 2,5% của phần còn lại trên thế giới. GDP bình quân đầu người ở APEC cũng tăng trung bình 2,2%/năm.
Theo dự báo của PSU, trong giai đoạn 2017-2018, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực có thể sẽ đạt 3,8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, điều kiện sống của người dân trong khu vực cũng cải thiện đáng kể. Số lượng người nghèo đói trong khu vực cũng giảm hơn 802 triệu người trong giai đoạn 1993-2002. Số lượng người cực nghèo cũng giảm 83,5%, từ 842 triệu người xuống 139 triệu người, trong giai đoạn này. Tuy nhiên, theo thống kê của PSU, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực năm 2013 đứng ở mức 4,9%, cao hơn so với con số 4,4% năm 2007. Điều này cho thấy mặc dù tự do hóa thương mại và đầu tư đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và sự thịnh vượng ở các nền kinh tế APEC nhưng việc mở cửa cũng tạo ra thất nghiệp mang tính cơ cấu.Điều đáng tiếc là những người lao động có kỹ năng thấp kém hoặc trung bình, vốn là những người ít có khả năng thích nghi nhất với thất nghiệp mang tính cơ cấu, lại là những người chịu nhiều tác động tiêu cực nhất.
Giới phân tích dự báo thất nghiệp cơ cấu ở các nền kinh tế thành viên APEC có thể gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới và nhiều người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua tìm kiếm cơ hội việc làm do tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xuất phát từ thực tế đó, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch SOM APEC 2017, cho rằng "tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống người dân, nhưng đó không phải là mục tiêu cuối cùng". Phát biểu trước các đại diện đến từ các nền kinh tế thành viên APEC tại một hội thảo về tăng trưởng bao trùm ở TP. Hồ Chí Minh hồi cuối tháng 8/2017, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nói: “Chúng ta không thể theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá mà không biết ai sẽ được hưởng lợi và tăng trưởng đó bền vững thế nào về xã hội, kinh tế và tài chính... Tăng trưởng sẽ không bền vững và không thể đạt ngưỡng tối đa nếu không bảo đảm tính bao trùm”. Và cách tiếp cận mới của APEC Theo PSU, khái niệm về "tính bao trùm" của toàn cầu hóa lần đầu tiên được APEC nêu ra trong tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 2 ở Indonesia năm 1994. Sau đó, khái niệm này tiếp tục được đề cập tới trong các tuyên bố chung của APEC. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo APEC chỉ đề cao việc bảo đảm tính bao trùm và bền vững của tăng trưởng khu vực tại những hội nghị gần đây. Mới đây nhất, trong tuyên bố chung phát hành sau cuộc họp tại Lima (Peru) tháng 11/2016, các nhà lãnh đạo đã APEC kêu gọi thúc đẩy phát triển bao trùm hiệu quả về kinh tế, tài chính và xã hội đối với phụ nữ, người cao tuổi, thanh niên, các cộng đồng nông thôn cũng như các đối tượng thiệt thòi, dễ tổn thương.Mặc dù vậy, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng “hợp tác APEC về (tăng trưởng) bao trùm còn rải rác và thiếu sự phối hợp thỏa đáng”, và “APEC chưa hình thành các chính sách toàn diện để thúc đẩy bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội trong khi ba lĩnh vực này tùy thuộc và bổ trợ lẫn nhau”.
Xuất phát từ thực tiễn đó, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định APEC cần có cách tiếp cận chiến lược và toàn diện đối với tăng trưởng bao trùm. Một chương trình hành động APEC toàn diện trên ba trụ cột bao trùm sẽ mang lại những giá trị to lớn.
Theo dự kiến, tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 ở Đà Nẵng, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC sẽ thảo luận về Chương trình hành động về tăng trưởng bao trùm kinh tế, tài chính và xã hội. Đây là một sáng kiến do Việt Nam đề xuất tại hội nghị này. Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN bên lề kỳ họp thứ 4 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) tại Đà Nẵng hồi đầu tuần này, ông David Toua, Chủ tịch ABAC năm 2018, nói: “Tăng trưởng bao trùm rất quan trọng đối với rất nhiều nền kinh tế trong APEC. Rất nhiều trong số 21 nền kinh tế thành viên APEC đã ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến này”. Giới phân tích nhận định nếu được thông qua, sáng kiến của Việt Nam sẽ tạo ra một bước tiến mới trong tiến trình hợp tác APEC. Sáng kiến này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Với một khuôn khổ chung như vậy, APEC sẽ có thể xác định được những giải pháp liên ngành nhằm giải quyết vấn đề bao trùm một cách hiệu quả thông qua phối hợp chặt chẽ, nỗ lực hơn của các nền kinh tế thành viên, nâng cao năng lực thể chế, pháp lý thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển bao trùm, đề xuất các biện pháp để quản lý quá trình chuyển đổi”, ông Sơn nói./.- Từ khóa :
- apec
- apec 2017
- hội nghị cấp cao apec
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị lần thứ 29 liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC
11:22' - 08/11/2017
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, sáng 8/11, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 (AMM 29) đã chính thức khai mạc tại thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Thế giới
Báo Nhật Bản đăng tải trang trọng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về APEC
10:31' - 08/11/2017
Báo Nhật Bản đã đăng tải trang trọng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang "APEC Việt Nam 2017, thúc đẩy tương lai chia sẻ trong một thế giới đầy biến động".
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Mô hình đặc khu kinh tế có thể tạo ra bứt phá mới về phát triển kinh tế
08:24' - 08/11/2017
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017 tại Đà Nẵng, chiều 7/11 đã diễn ra Hội thảo chuyên đề về đặc khu kinh tế và tiềm năng du lịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41'
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38'
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23'
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04'
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00'
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37'
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.