Quy hoạch đô thị chưa đảm bảo và thiếu tính đồng bộ
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 13, sáng 16/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà.
Nội dung chất vấn tập trung vào nhóm vấn đề: Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị; việc hướng dẫn, kiểm tra, quản lý sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch phát triển gắn với giao thông đô thị.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đây là nội dung còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, cần sớm có giải pháp để kịp thời xử lý một cách đồng bộ và hiệu quả.Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu đi thẳng vào nhóm nội dung, làm rõ vấn đề; người trả lời chất vấn không né tránh, nêu rõ giải pháp, lộ trình cam kết khắc phục, giúp cử tri theo dõi, giám sát hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn.
Tăng cường sự giám sát của nhân dân trong xây dựng, thực hiện quy hoạch
Là người đầu tiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu vấn đề, hiện nay, quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn, đô thị nào cũng có vấn đề về môi trường, hệ thống thoát nước, xử lý rác thải...
Các đô thị lớn ùn tắc giao thông, thiếu trầm trọng chỗ vui chơi, giải trí.
Bên cạnh đó là tình trạng buông lỏng quản lý quy hoạch, quá nhiều lệch lạc so với quy hoạch trong xây dựng đô thị: đường thẳng nắn thành đường cong; sân golf nằm trong sân bay...
Cùng quan điểm trên, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, cần hoàn thiện thể chế về quy hoạch xây dựng và đô thị.Thực tế việc triển khai các quy định của Luật Xây dựng năm 2014; Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và các thông tư còn xảy ra nhiều bất cập, mâu thuẫn.
Từ thực tế này, các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng về giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị, trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc hướng dẫn, kiểm tra công tác thanh tra xây dựng ở các địa phương.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho rằng, ngoài những kết quả đã đạt được, quy hoạch đô thị nói chung còn nhiều hạn chế.
Chất lượng lập quy hoạch chưa đảm bảo, thiếu tính đồng bộ giữa các loại quy hoạch; tổ chức thực hiện quy hoạch thường chậm...
Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ quan nhà nước thực hiện chưa tốt chức trách, chưa công khai, minh bạch thông tin quy hoạch.
Công tác thanh tra, xử lý vi phạm còn hạn chế… dẫn tới những hệ lụy về phát triển đô thị như: ùn tắc giao thông, lấn chiếm đất đai.
Liên quan đến câu hỏi có hay không tình trạng trục lợi trong lập, tổ chức thực hiện quy hoạch, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng, về tổng thể thực hiện tốt, nhưng trong một số trường hợp cụ thể có dấu hiệu trục lợi.
Bộ trưởng nhận trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong công tác xây dựng thể chế: tính toán các chỉ tiêu đô thị hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước; thủ tục, trình tự quy hoạch đô thị còn phức tạp. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên để phát hiện sớm bất cập.
Về giải pháp thực hiện trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nêu rõ, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện các quy định, thể chế về quy hoạch đảm bảo nâng cao chất lượng, chống lãng phí trong quy hoạch.
Bộ sẽ rà soát lại các phương pháp tính, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan để sửa đổi, loại bỏ một số thủ tục, quy trình không cần thiết, trùng lặp, mâu thuẫn; đồng thời tăng cường phối hợp với các địa phương trong tổ chức, theo dõi thực hiện quy hoạch, đặc biệt trong công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng điều chỉnh quy hoạch tùy tiện, ngăn chặn lợi ích nhóm trục lợi quy hoạch; tăng cường sự giám sát của nhân dân trong xây dựng, thực hiện quy hoạch.
Đẩy mạnh thanh tra dự án có quy mô sử dụng đất lớn
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) chất vấn Bộ trưởng Phạm Hồng Hà về tình trạng xây dựng không phép, sai phép; tình trạng lấn chiếm đất công, đất nông lâm nghiệp, kể cả đất quốc phòng - an ninh; trong khi thanh tra chuyên ngành các cấp xử lý còn chưa nghiêm. Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Xây dựng thừa nhận đây là thực tế có thật.
Dù thời gian qua đã có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ sai phép vẫn còn rất lớn. "Giấy phép được cấp nhưng không đúng với quy hoạch chi tiết.Chúng ta không thường xuyên thanh tra kịp thời, thanh tra được lại xử lý không dứt điểm", Bộ trưởng nêu nguyên nhân.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, cam kết chấm dứt xây dựng sai phép rất khó, vấn đề này cần có sự phối hợp rất đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp các ngành, giữa Trung ương với địa phương.
Trong thời gian tới, Bộ sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nhất là tại một số công trình, dự án quy mô sử dụng đất lớn.
Về tình trạng lấn chiếm đất đai trong đô thị, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà thừa nhận có tình trạng sử dụng đất trong đô thị chưa hiệu quả, đặc biệt là tình trạng nôn nóng, mở rộng diện tích đô thị.Chia sẻ thêm vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc quản lý, sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.
Hiện nay có tình trạng cấp đất cho các dự án, trong đó có cả đất nông lâm nghiệp, đất quốc phòng - an ninh nhưng do chậm triển khai nên người dân lấn chiếm, sử dụng đất trái phép.
Ngoài ra, khu vực đất công được giao cho chính quyền xã, phường quản lý có tình trạng cấp đất không đúng quy định, để xảy ra lấn chiếm trái phép. Đặc biệt, tình trạng sử dụng đất ở những nơi chưa được thống kê như đất bãi bồi, bãi sông... còn buông lỏng.
Giải trình thêm vấn đề vi phạm quy hoạch chi tiết tại một số khu đô thị, chung cư, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong quá trình thực hiện, một số nhà đầu tư đã vi phạm quy hoạch liên quan đến chiều cao, mật độ công trình.
"Trách nhiệm trước tiên thuộc về thành phố Hà Nội thiếu quản lý, giám sát và trách nhiệm của lực lượng thanh tra chuyên ngành. Bên cạnh đó là ý thức chủ quan của nhà đầu tư trong triển khai dự án đã cố tình vi phạm quy hoạch về chiều cao, mật độ công trình", Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tăng cường phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Chính phủ; tổ chức thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố.
Lãnh đạo thành phố giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương nơi có công trình, dự án xây dựng và lãnh đạo Sở Xây dựng trong việc quản lý, xử lý vi phạm trong xây dựng.
Về mỹ quan đô thị, theo thống kê, năm 2015, thành phố Hà Nội có hơn 300 trường hợp liên quan đến vi phạm nhà siêu mỏng, siêu méo.
Việc khắc phục được Hà Nội thực hiện bằng hai giải pháp trọng tâm là: tập trung khắc phục những nhà siêu mỏng, siêu méo đã tồn tại trước thời điểm tháng 12/2016; khuyến khích các nhà siêu mỏng, siêu méo hợp khối. Với sự tăng cường quản lý, xử lý, hiện chỉ còn 132 trường hợp.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, để giải quyết vấn đề này, khi quy hoạch xây dựng các công trình giao thông mới, trong quá trình đo đạc, khảo sát liên quan đến những ô thửa đất của người dân, những ô thửa nào dưới 30m2 sẽ có quyết định thu hồi và bồi thường để giải phóng mặt bằng.
Trường hợp các hộ liền kề thỏa thuận được việc hợp thửa, hợp khối, thành phố sẽ tạo điều kiện để không phát sinh nhà siêu mỏng, siêu méo.
Phát triển đô thị phải gắn quy hoạch
Phát biểu tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ rõ những bất cập, tồn tại trong quá trình quản lý xây dựng và phát triển đô thị.
Đô thị còn phát triển theo chiều rộng nhiều hơn là theo chiều sâu, hiệu quả phát triển đô thị còn thấp.
Hệ thống hạ tầng ở nhiều đô thị còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Kiến trúc đô thị, cảnh quan đô thị thiếu nét đặc trưng, thiếu bản sắc.
Tình trạng vi phạm quy hoạch, thiếu giấy phép xây dựng, xây dựng sai phép, trái phép chưa được chấn chỉnh kịp thời.
Việc đầu tư nhà ở trong các khu đô thị còn mất cân bằng cơ cấu, đặc biệt là nhà ở xã hội nhu cầu lớn, phù hợp với đại đa số người dân nhưng việc đầu tư còn chậm, thậm chí chưa được quan tâm.
Về nguyên nhân của thực trạng trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ, nhiều khu vực phát triển nhanh nhưng thực hiện lập quy hoạch còn chậm, dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu của phát triển đô thị.
Hệ thống quy hoạch đô thị nhiều nơi còn thiếu đồng bộ, thiếu các quy hoạch chi tiết.
Chất lượng quy hoạch còn thấp, tình trạng điều chỉnh quy hoạch nhiều nơi còn tùy tiện dẫn đến ảnh hưởng chất lượng quy hoạch.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức quy hoạch còn nhiều hạn chế, còn thiếu kế hoạch thực hiện quy hoạch dẫn đến tình trạng đầu tư theo phong trào.
Đặc biệt, bộ máy quản lý đô thị còn thiếu nhưng chậm hoàn thiện. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường nhưng việc thực hiện kết luận thanh tra còn chậm, thậm chí chưa nghiêm, việc xử lý các vi phạm còn thiếu kiên quyết.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống phát luật về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
Trong đó, rà soát, tổng kết các luật về quy hoạch phát triển đô thị, Luật Xây dựng để sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.
Về công tác quy hoạch xây dựng, Phó Thủ tướng đề nghị cần đẩy mạnh việc tổ chức lập quy hoạch, chú trọng với việc thực hiện đồng bộ các quy hoạch đi đôi với việc nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng; gắn quy hoạch xây dựng với các quy hoạch chuyên ngành và gắn quy hoạch xây dựng với ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng...Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng, phát triển đô thị theo quy hoạch, tránh tạo áp lực lên hạ tầng đô thị.
Các đô thị phải có kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển đô thị cân đối với khả năng cung ứng nguồn lực, cân đối với khả năng tiêu dùng về bất động sản của người dân, tránh tình trạng thiếu thừa về bất động sản.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ đẩy nhanh tiến độ các khu đô thị vệ tinh quanh các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để thu hút người dân về sinh sống, giảm áp lực cho các thành phố; nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, trong đó tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, phiên chất vấn đã kết thúc với kết quả tích cực.Nhóm vấn đề được lựa chọn đều là những vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, được các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm, cần sớm có những giải pháp xử lý đồng bộ, kịp thời và hiệu quả.
Việc mời Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tham dự và giải trình về những vấn đề liên quan là một điểm mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, nói lên sự cần thiết tham gia giải trình của các địa phương đối với sự phát triển đất nước.
Không khí chất vấn và trả lời chất vấn thẳng thắn, có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng cao.
Các thành viên Chính phủ thể hiện tinh thần cầu thị, thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá tình hình thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nhận rõ trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của mình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận các giải pháp mà đại diện Chính phủ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã nêu.Trong thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị, trong đó nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Kiến trúc đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, định hướng, chiến lược về phát triển đô thị. Các đơn vị tiếp tục triển khai chương trình, đề án, dự án cấp quốc gia phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật nhằm từng bước nâng cao chất lượngg đô thị, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị, thúc đẩy tăng trưởng tại địa bàn còn khó khăn.
Các bộ, ngành chủ trì phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức rà soát các quy hoạch đô thị gắn với đảm bảo giao thông, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý quy hoạch đô thị nhất là trong xây dựng các khu đô thị mới, chung cư cao tầng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng…
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, sau phiên chất vấn này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có thông báo kết luận. Các thành viên Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện nội dung đã cam kết, báo cáo kết quả thực hiện với Quốc hội tại các kỳ họp tới.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 13, UBTVQH khóa XIV: Chỉ có 10% trạm BOT được đặt đúng quy định
17:55' - 15/08/2017
Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, có 88 trạm thu phí thì chỉ có 9 trạm có khoảng cách từ 60 đến 70km, tức là chỉ có 10% được đặt đúng quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 13, UBTVQH khóa XIV: Hai phương án về thành lập lực lượng kiểm ngư
13:27' - 14/08/2017
Sáng 14/8, tiếp chương trình phiên họp thứ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), Luật Thủy sản (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 13 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
11:12' - 10/08/2017
Sáng 10/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã khai mạc Phiên họp thứ 13.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.