Sự cần thiết của một liên minh nhóm quốc gia mạnh có diện tích tầm trung

06:30' - 05/06/2018
BNEWS Chuyên mục bình luận của Thời báo Tài chính cho rằng những cường quốc rộng lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Nga đang tháo gỡ những luật lệ chung quốc tế để phục vụ cho mục đích riêng của nước họ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải). Ảnh: EPA/TTXVN

Điều này đang làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các quốc gia giàu, mạnh, nhưng có diện tích trung bình trên thế giới. 

Chính trị thế giới ngày nay ngày càng gia tăng sự hiện diện của rất nhiều thỏa thuận, những hình thái và luật lệ. Nước Mỹ - "chiếc neo" của trật tự thế giới - hiện đang tấn công vào hệ thống thương mại toàn cầu và đã rút khỏi những hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu và Iran.

Trung Quốc, một cường quốc đang lên, đang xây dựng các khu căn cứ quân sự dọc Biển Đông, bất chấp những luật lệ của tòa án quốc tế và mong muốn của các nước láng giềng. Nga thì sáp nhập trở lại bán đảo Crimea, một phần lãnh thổ của nước láng giềng.

Cả Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách thoát ra khỏi những điều khoản trong các hiệp định quốc tế mà bị cho là kiềm chế họ. Nước Nga thiếu sức mạnh kinh tế để có thể gọi là một cường quốc, nhưng nước này có lãnh thổ mở rộng và kho vũ khí hạt nhân nên cũng đóng góp đáng kể vào bầu không khí quốc tế gia tăng tình trạng vô luật lệ.

Tất cả những điều này gây ra tình trạng tiến thoái lưỡng nan đối với các nước mạnh có diện tích tầm trung. Đức, Pháp, Nhật Bản và Anh đều không thể "lên gân cốt" được như các cường quốc Mỹ, Trung Quốc.

Tuy nhiên, đó là những nước có sức mạnh ảnh hưởng khá mạnh, được ví như những "tuyển thủ" đẳng cấp quốc tế với những mối quan tâm an ninh và kinh tế toàn cầu. Họ cần một thế giới với những luật lệ để phát triển.

Đã đến lúc cần hình thành một liên minh không chính thức giữa các quốc gia mạnh có diện tích tầm trung vì họ đều có chung mối quan tâm, ủng hộ một trật tự thế giới được duy trì theo pháp luật.

Nếu đứng riêng lẻ thì những quốc gia này không thể đảm bảo sẽ giữ được vai trò của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hay duy trì luật nhân quyền quốc tế hoặc các chuẩn mực về chất lượng môi trường toàn cầu.

Tuy nhiên, nếu các quốc gia này hành động tập thể, họ có cơ hội cùng nhau để duy trì một thế giới dựa trên các nền tảng luật lệ và các quyền hơn là trên sức mạnh kinh tế và quân sự. 

Hãy bắt đầu từ nhóm mà tỷ lệ tổng dân số so với dân số trên thế giới là nhỏ. Đó là nhóm 6 nước: Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, CanadaAustralia. Đây là những nước có nền dân chủ mạnh, đồng nghĩa với việc nhiều khả năng họ có những mối quan tâm và các giá trị tương tự nhau. Đây là những nước có hoạt động giao dịch thương mại nhiều so với các nước khác trên thế giới.

Họ cũng là những nước có khả năng quân sự thực sự và sẵn sàng điều quân ra nước ngoài (trừ Nhật Bản). Những nước này có chung mối quan tâm về các luật lệ quốc tế không chỉ thuộc các lĩnh vực thương mại, đầu tư, mà còn cả việc bảo vệ những chuẩn mực về nhân quyền quốc tế.

Một số nước khác có thể xếp vào nhóm liên minh 6 nước trên như Hàn Quốc, Nam Phi, Italy, Brazil. Tuy nhiên Nam Phi và Brazil đã thuộc nhóm BRICS, các thị trường mới nổi. Italy thì có vẻ nghiêng về chủ nghĩa dân tộc và bảo hộ kiểu Donald Trump. Hàn Quốc lại đang vướng bận mối quan tâm lớn choán hết họ ngay từ cửa ngõ của nước này.

Những nước mạnh có diện tích trung bình này thực sự có thể làm gì? Họ nên bắt đầu từ việc thừa nhận những điểm tương đồng về vị thế và mối quan tâm giữa các nước này.

Trong nhiều thập kỷ qua, 6 nước này đã sắp xếp các vị thế quốc tế của mình xung quanh hai trụ cột: đó là mối quan hệ mạnh với Mỹ và là thành viên của các nhóm mạnh trong vùng như Liên minh châu Âu (EU), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hay Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

Thời đại của Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược các giả thuyết. Một cách công khai, các nước EU, Australia, Nhật, Canada đều nói rằng họ thấy lo ngại trước hướng đi hiện nay của nước Mỹ. Chủ nghĩa bảo hộ của chính quyền Trump là mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các nước này. Mỹ có nhiều khả năng sẽ vẫn tiến hành áp thuế thép mới đối với EU từ ngày 1/6 tới.

Với cách thức lãnh đạo của nước Mỹ ngày càng trở nên thất thường và chủ nghĩa bảo hộ chớm hình thành ở nước này, nhóm các quốc gia mạnh trên cần phải nỗ lực phối hợp với nhau hơn nữa dựa trên vị thế của mình và để khắc phục các vấn đề lớn trên thế giới như thương mại, biến đổi khí hậu, kiểm soát vũ khí và các nỗ lực hòa bình ở Trung Đông và châu Á.

Dựa trên những gì đã xảy ra ở Mỹ, việc liên kết giữa các nước thuộc nhóm quốc gia mạnh có diện tích trung bình có thể được xem như là cách để bảo đảm duy trì trật tự thế giới hiện nay cho đến khi nước Mỹ quay trở lại bình thường, bắt đầu tiến trình xây dựng các cấu trúc bảo vệ giá trị của chủ nghĩa tự do. 

Một số nước ở châu Âu và châu Á đã bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm sự ủng hộ của Nga hoặc Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích của các quốc gia. Tuy nhiên, đó không phải là lựa chọn tốt. Hiện nay, Pháp và Đức đánh giá EU có khả năng đang trên đường trở thành một thế lực siêu cường - một đối thủ có thể đối đẳng với Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự nổi lên của các chính phủ có biểu hiện chuyên quyền hay dân túy tại Hungary, Ba Lan, và có thể cả Italy nữa, sẽ làm cho EU ngày càng trở nên khó có thể cùng nhau đưa ra những quan điểm chung về các vấn đề chính trị. EU đã hành động như một thực thể thống nhất về vấn đề thương mại. Điều này khiến EU đủ mạnh để đối chọi với chủ nghĩa bảo hộ của chính quyền Trump./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục