Tân Thủ tướng Anh trước nguyện vọng của đông đảo cử tri

07:31' - 19/07/2016
BNEWS Bà Theresa May sẽ gánh vác trọng trách thực hiện nguyện vọng của đa số cử tri trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6 vừa qua và vạch ra một lối đi riêng.
Tân Thủ tướng Anh Theresa May trước nguyện vọng của đông đảo cử tri. Ảnh: telegraph.co.uk

Theresa May, cựu Bộ trưởng Nội vụ, đã chính thức trở thành Thủ tướng mới của nước Anh sau khi ông David Cameron chính thức từ chức do thất bại trong chiến dịch vận động cử tri bỏ phiếu giữ Anh ở lại trong Liên minh châu Âu (EU) còn gọi là Brexit.
Để khởi động tiến trình nước Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, Thủ tướng nước Anh phải áp dụng Điều 50 của Hiệp ước Lisbon. Thủ tướng nước Anh cho biết bà sẽ khởi động tiến trình này vào năm tới, nhưng có thể bà sẽ đối mặt với sức ép lớn buộc phải đẩy nhanh kế hoạch này.

Việc bà May trở thành Thủ tướng nước Anh đến sớm hơn dự kiến bởi đối thủ của bà đã rút khỏi cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ. Một số nhà lãnh đạo chiến dịch vận động rời khỏi EU muốn tiến trình pháp lý này được bắt đầu ngay lập tức.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo EU cũng hối thúc nước Anh hành động nhanh hơn. Tuy nhiên, bà May nói rằng nước Anh không cần vội vã và bà muốn London cân nhắc các nội dung ưu tiên trong đàm phán trước khi thực hiện Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu thời hạn hai năm tiến hành các cuộc đàm phán về Brexit.

Bà May trước đây không ủng hộ chiến dịch rời khỏi EU và bày tỏ mong muốn ở lại khối này, nhưng hiện bà nhấn mạnh rằng “Brexit là Brexit” và rằng nguyện vọng của các cử tri là điều phải được tôn trọng.
Điều 50 của Hiệp ước Lisbon được soạn thảo có nội dung không thể đảo ngược được tiến trình một khi nó được viện đến, chủ yếu là để ngăn chặn việc các nước thành viên đe dọa rời khỏi EU để tìm cách đàm phán có được các điều khoản có lợi hơn cho họ.

Tuy nhiên, việc rời khỏi EU là điều chưa từng có tiền lệ, bởi vậy người ta không rõ liệu có thể tìm ra cách thức nào đó để ngăn nước Anh “ra đi” thậm chí sau khi tiến trình này đã được khởi động hay không, ngay cả khi đó là điều mà các nhà lãnh đạo nước Anh và EU mong muốn. EU có về khả năng ứng biến, hoặc vạch ra các giải pháp khi cần thiết, và nếu phải đối mặt với nguy cơ rối loạn kinh tế, có khả năng liên minh này sẽ tìm cách để duy trì nguyên trạng.

Bà May nói rằng bà sẽ bổ nhiệm một Bộ trư ởng phụ trách đ àm phán rời khỏi EU, đư ợc báo chí nước Anh gọi là "Bộ trư ởng Brexit". “Bộ trưởng Brexit” tương đương chức bộ trưởng khác trong nội các và nước Anh thành lập “Bộ Brexit” để chỉ đạo các cuộc đàm phán với các quốc gia châu Âu khác.

Và ông David Davis, 67 tu ổi, được chỉ định "Bộ trư ởng Brexit" trong Nội các mới của nước Anh. Ông Davis cũng là một ngư ời ủng hộ nước Anh rời khỏi EU. Ông từng thất bại trư ớc cựu Thủ tư ớng Cameron trong cu ộc đua tr ở thành lãnh đ ạo đ ảng Bảo thủ hồi n ăm 2005.
Tuy nhiên, tình hình không hề đơn giản. Hàng nghìn hiệp ước và thỏa thuận hiện hành sẽ bị hủy. Nước Anh cũng sẽ phải tìm kiếm các thỏa thuận thương mại mới với các đối tác trước đây của EU. Rất nhiều bộ phận trong hệ thống kinh tế và tư pháp của nước Anh có sự liên hệ chặt chẽ với EU trong suốt nhiều thập kỷ qua nhưng các mối quan hệ giờ đây sẽ trở nên rất căng thẳng.

Chỉ riêng việc tách nước Anh khỏi bộ máy tổ chức của EU cũng sẽ dẫn đến việc phải thiết lập một bộ máy tổ chức mới. Tuy nhiên, tương lai chính trị của bà May phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của thỏa thuận rời khỏi EU và bà có thể sẽ lựa chọn việc can thiệp trực tiếp, nhất là trong các cuộc đàm phán nhạy cảm với giới lãnh đạo EU.
Đây là một trong các ẩn số lớn. Bà May từng nói bà muốn các công ty Anh được tiếp tục giữ vững quyền tiếp cận tự do các thị trường sinh lợi lớn ở châu Âu, nhưng bà nhấn mạnh rằng nước Anh có thể sẽ không chấp nhận điều khoản đi lại tự do của EU, cho phép các công dân EU được tới nước Anh mà không gặp hạn chế nào.

Các nhà lãnh đạo châu Âu, với các nguyên tắc cơ bản của EU, có thể sẽ không trao cho Anh quyền tiếp cận tự do các thị trường châu Âu nếu nước này không chấp nhận điều khoản này.

Ông Cameron đã không thể giành được những thỏa hiệp thực sự về vấn đề này trong nhiệm kỳ của mình và hiện vẫn chưa rõ liệu bà May có thể làm tốt hơn người tiền nhiệm hay không. Đây thực sự là điểm mấu chốt của vấn đề, và nó sẽ gây ra nhiều trở ngại cho cả hai bên trên con đường tìm kiếm sự đồng thuận.
Cuộc tổng tuyển cử sắp tới theo kế hoạch được tổ chức vào năm 2020 nhưng Nghị viện Anh có quyền sắp xếp một cuộc bầu cử sớm. Khi bắt đầu tham gia cuộc chạy đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ hồi tháng 6/2016, bà May nói rằng bà không nhận thấy sự cần thiết phải tổ chức cuộc tổng tuyển cử sớm.

Một khi lên nắm quyền, có khả năng bà May sẽ yêu cầu Nghị viện tổ chức bầu cử sớm nếu bà cảm thấy cuộc bầu cử này sẽ giúp gia tăng số ghế của đảng Bảo thủ trong Nghị viện.

Nếu cuộc tổng tuyển cử được tổ chức, và nếu một ứng cử viên, người ủng hộ mạnh mẽ việc nước Anh ở lại trong EU, chiến thắng thì điều này sẽ có tác động thực sự tới kế hoạch Brexit. Tuy nhiên, bà May khó có khả năng “liều mình” chấp nhận một cuộc bầu cử sớm trừ phi bà cực kỳ tự tin vào việc sẽ giành chiến thắng.
Ngay trong ngày đầu tiên tiếp quản vị trí mới (14/7), tân Ngoại trưởng Boris Johnson, người từng ủng hộ chiến dịch vận động Brexit và là cựu Thị trưởng London, tuyên bố kết quả cuộc trưng cầu ý dân hôm 23/6 vừa qua về việc nước Anh rời khỏi EU cho thấy London phải tìm kiếm một mối quan hệ mới với EU.
Phát biểu với báo giới, tân Ngoại trưởng Johnson cho rằng việc nước Anh không còn là thành viên EU không đồng nghĩa với việc nước này rời khỏi châu Âu, bởi đây là điều không thể cả về mặt địa lý, quy luật tự nhiên, văn hóa, thẩm mỹ, cảm xúc lẫn lịch sử. Bởi vậy, nước Anh sẽ tăng cường quan hê hợp tác và đối tác ở mức độ liên chính phủ, từ đó hướng tới nâng cao vai trò của nước này trên toàn cầu.

Trong khi đó tân Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond đã đưa ra một loạt tuyên bố về đường hướng giải quyết những vấn đề bất ổn mà kinh tế nước Anh đang gặp phải sau Brexit. Trong đó ông Hammond thẳng thừng bác bỏ khả năng huy động ngân sách khẩn cấp mà người tiền nhiệm George Osborn đề xuất trước đó như một giải pháp giúp nước Anh tháo gỡ những thách thức kinh tế thời kỳ hậu Brexit./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục