Thế giới ngầm bitcoin tại Trung Quốc (Phần 2)

06:30' - 07/05/2018
BNEWS Mặc dù tồn tại như một thế giới ngầm bitcoin song hoạt động giao dịch tiền ảo trên các nền tảng song song vẫn tồn tại nhiều cạnh tranh.

Hiện nay cách đơn giản nhất là mua bitcoin tại các thị trường không được kiểm soát như Thái Lan, hoặc những thị trường nơi đồng tiền này đã được hợp pháp hóa như Nhật Bản, sau đó bán chúng tại các thị trường bị cấm như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Ấn Độ.
Cách giao dịch thứ hai là trên các sàn chứng khoán, khi các thương gia mua vào với giá rẻ trên những sàn giao dịch ít được biết đến hơn và bán lại để kiếm lời tại những nơi có tính thanh khoản cao và được sử dụng rộng rãi hơn. 
Sự khác biệt về giá là rất lớn để tận dụng. Ví dụ, vào thời điểm đầu tháng Một, khi bitcoin ở mức 17.600 USD tại sàn giao dịch tiền ảo Bitstamp ở Luxembourg thì mức giá được chào bán ở Hàn Quốc là 25 triệu won (23.630 USD), tương đương lợi nhuận 34% dành cho người dân “xứ Kim chi”.
Christian Grewell, Giáo sư về kinh doanh và nghệ thuật truyền thông tương tác tại NYU ở Thượng Hải, người đã có kinh nghiệm giảng dạy rất nhiều về tiền ảo và công nghệ blockchain, nhận định "các thương nhân lớn của Trung Quốc đều đang sử dụng CoinCola hoặc trao đổi trực tiếp với nhau thông qua các nền tảng OTC khác như WeChat hoặc AliPay”. Trong đó, AliPay là nền tảng thanh toán trực tuyến hàng đầu của Trung Quốc.
Ngoài ra còn một lựa chọn khác đó là chuyển khoản qua ngân hàng giữa người mua và người bán. Những giao dịch này thường "gần như là không thể truy soát" vì sẽ rất khó để chứng minh rằng việc chuyển khoản có liên quan đến giao dịch tiền ảo, Giáo sư Grewell nói thêm.
Một thương gia ở độ tuổi 20 tại Thượng Hải cho biết cô ấy mua các loại bitcoin ở Mỹ để bán tại quầy ở Trung Quốc. Mỗi chuyến đi đến “xứ sở cờ hoa”, cô thường mang theo từ 30.000 đến 40.000 USD tiền mặt một cách bất hợp pháp và việc bán và mua bitcoin trên các trang web OTC cũng dễ dàng như việc mua sắm trên Taobao.
Trong khi đó, mặc dù tồn tại như một thế giới ngầm song hoạt động giao dịch tiền ảo trên các nền tảng song song vẫn tồn tại nhiều cạnh tranh. Ramani Ramachandran, Giám đốc điều hành sàn giao dịch số Zenprivex, cho biết hiện nay những quỹ đầu tư mạo hiểm có khả năng thực hiện giao dịch nhanh chóng và với mức chi phí nhỏ đang khiến giới thương gia đơn lẻ phải điêu đứng. 
Các quỹ giao dịch hoạt động giống như thương nhân bán lẻ, mua và bán các đồng tiền ảo một cách song song trên hai nền tảng khác nhau, nhưng trên quy mô lớn hơn nhiều. Điều đó cho phép họ kiếm được lợi nhuận từ các khoản thanh toán nhỏ.

Một số thương nhân bán lẻ, bao gồm cả ông Li, đã chuyển sang sử dụng những đồng tiền ảo ít phổ biến hơn như tether – đồng tiền có giá trị neo với giá trị đồng USD, để phòng tránh rủi ro.
Tiền ảo tether phổ biến với những người Trung Quốc muốn chuyển tiền một cách kín đáo ra nước ngoài, vì đây là đồng tiền không biến động nhiều.

Ông Li nói rằng hoạt động mua bán tiền ảo mang lại cho ông mức chênh lệch khoảng 18.000 USD/tháng với khối lượng giao dịch khoảng 500.000 USD. Tuy nhiên, con số này vẫn ít hơn nhiều so với những gì các nhà buôn nhận được vào cuối năm ngoái.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục