Thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP tiếp tục thu nhận những kết quả tích cực

21:34' - 15/05/2017
BNEWS Ngày 15/5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản báo cáo Chính phủ việc thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP tiếp tục thu nhận những kết quả tích cực. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo đó, ghi nhận những kết quả nổi bật như đã tạo chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt về lề lối, tác phong, thái độ phục vụ; công tác phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư đã được các địa phương quan tâm; hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như đào tạo, xúc tiến thương mại, bảo lãnh tín dụng, vườn ươm doanh nghiệp… được triển khai và nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp.
Nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính. Một số thủ tục hành chính vượt chỉ tiêu mà địa phương đã ký cam kết với VCCI theo tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-CP như về t hời gian thành lập doanh nghiệp . Chỉ số này của đa số các tỉnh chỉ còn 2 ngày (giảm 1 ngày so với cam kết ). Đặc biệt như Đồng Nai là 1,84 ngày, Lai Châu và Hậu Giang là 1,5 ngày , Hà Tĩnh là 1,66 ngày …

 Hay chỉ số về t hời gian thông quan hàng hóa, đa số các tỉnh đều đạt chỉ tiêu Nghị quyết 19 và cam kết đề ra là dưới 10 ngày đối với hàng xuất khẩu và dưới 12 ngày đối với hàng nhập khẩu. Nổi bật có nhiều tỉnh đạt thời gian tương đối tối ưu như Quảng Ninh là 21 giờ 34 phút 12 giây đối với hàng xuất khẩu và 39 giờ 45 phút 12 giây đối với hàng nhập khẩu; hay Hà Tĩnh đạt 4 ngày 12h đối với hàng nhập khẩu và đạt 1 ngày 12 giờ 52 phút đối với hàng xuất khẩu…
Bên cạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, việc xây dựng m ô hình t rung tâm hành chính công cũng được nhiều tỉnh/thành phố tổ chức nhằm giảm thiểu thời gian đi lại và sự phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Tiêu biểu như Quảng Ninh đã xây dựng t rung tâm hành chính công đến cấp huyện. Ngoài ra, tất cả các địa phương đều triển khai cơ chế một cửa và một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
Công tác kê khai nộp thuế điện tử cũng được c ác tỉnh/thành phố triển khai tích cực. Đ a số đều đạt từ 96 % đến 100%, nhất là ở các địa phương như Đồng Nai, Quảng Trị, Gia Lai (đều đạt 100%), Bình Thuận (99,84%), Tp. Hồ Chí Minh (99,37%), Cần Thơ (99,51%), Hưng Yên (99,6%), Hà Tĩnh (99%).
Việc tổ chức đối thoại giữa các cấp chính quyền với doanh nghiệp được đa số các địa phương quan tâm. Nhiều địa phương đã có nhiều sáng tạo trong tổ chức đối thoại với doanh nghiệp như: tổ chức đối thoại theo loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp FDI theo từng nước), đối thoại trên truyền hình… Đặc biệt mô hình “cà phê doanh nhân” được nhiều tỉnh quan tâm tổ chức nhằm tạo không khí thân thiện giữa chính quyền và doanh nghiệp trong đối thoại và giải quyết kịp thời k hó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn nhiều ý kiến đề xuất từ cộng đồng doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tiếp tục cải tiến thủ tục thuế, hải quan, tiếp cận đất đai, thanh tra, kiểm tra, môi trường; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của các công chức làm việc trong lĩnh vực trên và yêu cầu các cơ quan Nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật, bình đẳng với các doanh nghiệp.
Về tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần tập trung vào việc phát huy hiệu quả của các quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Để bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có nhiều kiến nghị liên quan tới việc đề nghị thực hiện nghiêm túc việc tham vấn các đối tượng chịu tác động và tham vấn chuyên gia trong quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật, chính sách; tăng cường chất lượng và sự tham gia của cán bộ pháp chế các bộ ngành trong xây dựng pháp luật; các mối quan ngại bị phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp hay các mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định pháp luật.
Vấn đề giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp cũng rất được quan tâm và nhấn mạnh, các doanh nghiệp cho rằng phải làm sao đảm bảo mặt bằng lãi suất phù hợp; giảm bớt các mức đóng góp của người sử dụng lao động; giảm giá thuê đất, giảm mức thu phí tại một số dự án BOT, các loại phí, lệ phí khác.
Bên cạnh đó, việc b ảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng được nêu ra. Các kiến nghị đề cập đến các vấn đề về bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi làm thủ tục phá sản doanh nghiệp; thi hành án dân sự, nhất là khi có tranh chấp hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân; có chế tài đủ mạnh để răn đe các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ doanh nghiệp trong quan hệ lao động hay việc thanh tra, kiểm tra không đúng quy định.
Được biết, k ể từ Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp tháng 4/2016 đến nay, đã có khoảng 1.098 kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp được tiếp nhận và chuyển tới các cơ quan Nhà nước ; trong đó, 850 ý kiến kiến nghị được xử lý, giải quyết và trả lời, đạt tỷ lệ 77,4%. Các kiến nghị chưa được xem xét, giải quyết chủ yếu là các kiến nghị chung về môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, sửa đổi pháp luật, cơ chế chính sách đang được các bộ ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. /.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục