Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Đức ủng hộ thúc đẩy TTIP

15:54' - 24/04/2016
BNEWS Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/4 bày tỏ quan điểm ủng hộ Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Thái Bình Dương (TTIP).
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Đức ủng hộ thúc đẩy TTIP. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 23/4 bày tỏ quan điểm ủng hộ Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Thái Bình Dương (TTIP) và cho rằng hiệp định này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia hai bên bờ Đại Tây Dương.

Theo kế hoạch, Thủ tướng Merkel sẽ thảo luận với Tổng thống Obama về TTIP khi nhà lãnh đạo Mỹ tham dự Hội chợ công nghiệp Hannover trong hai ngày 24-25/4.

Nhận định về TTIP, Tổng thống Barack Obama cho hay thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và châu Âu là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiến tạo việc làm.

Đồng quan điểm trên, Thủ tướng Angela Merkel nhắc đến TTIP như một thỏa thuận các bên cùng có lợi mà ở đó châu Âu sẽ được hưởng lợi nhờ khả năng đánh giá các đối thủ.

Tuy nhiên, đi ngược lại với quan điểm của hai nhà lãnh đạo, người dân hai nước đang ngày càng tỏ ra “ác cảm” đối với TTIP.

Ngày 23/4, hàng ngàn người dân thành phố Hanover đã xuống đường phản đối thỏa thuận tự do thương mại giữa Mỹ và châu Âu. Những người biểu tình đã giơ cao các biểu ngữ phản đối TTIP, cho rằng thỏa thuận này sẽ hủy hoại các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng và môi trường và bày tỏ sự tức giận vì các vòng đàm phán bí mật quanh hiệp định TTIP đã đang diễn ra.

Florian Rohrich, một người tham gia biểu tình, nói với BBC: “Hiệp định TTIP giữa châu Mỹ và châu Âu rất nguy hiểm cho dân chủ, cho thiên nhiên của chúng tôi và cho các quyền của người lao động.

Người ta chưa thể thay đổi ngay được toàn bộ hệ thống của chúng tôi. Nhưng người ta sẽ đạt được điều đó - vì TTIP được các tập đoàn, các công ty, soạn thảo chứ không phải do các chính trị gia lập ra.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức. Mục đích của TTIP được cho là để thúc đẩy nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ bằng cách loại bỏ hoặc cắt giảm hầu như tất cả các thuế quan (thuế chỉ áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu) về thương mại giữa Mỹ và EU để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty trên cả hai bờ Đại Tây Dương tiếp cận thị trường của nhau.

Các ngành công nghiệp mà hiệp định này sẽ ảnh hưởng bao gồm dược phẩm, ô tô, năng lượng, tài chính, hóa chất, quần áo và thực phẩm.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã đẩy mạnh một hiệp định có quy mô lớn thuộc thế hệ mới với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với sự tham gia đến nay của 12 quốc gia.

Trong số đó, ngoài Mỹ còn có các nước là Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Áutralia, New Zealand, Canada, Mexico, Chile và Peru.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục