TP Hồ Chí Minh: Cần làm gì khi triều cường gây ngập nước ngày càng cao?
Thực trạng này đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết hiệu quả vấn đề ngập nước do triều cường.
Nếu những năm trước, triều cường tại Thành phố Hồ Chí Minh thường ở mức thấp, mực nước triều chỉ dâng cao vào những tháng cuối năm thì hiện triều cường xuất hiện quanh năm, thường xuyên vượt mức báo động 3, có khi lên trên 1,7 m, gây ngập rất nhiều khu vực.
Ngoài một số địa bàn trũng thấp thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường như khu vực Quận 4, Quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, các tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, Lương Định Của, Trần Xuân Soạn, Lê Văn Lương... hiện nay triều cường dâng cao có thể gây ngập nhiều tuyến đường thuộc Quận 1 vốn là khu vực ở vị trí cao, được trang bị đầy đủ hệ thống thoát nước. Lý giải về diễn biến bất thường của triều cường, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá, chuyên gia môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Triều cường diễn biến ngày càng bất thường là do nhiều nguyên nhân, trong đó có biến đổi khí hậu. Hậu quả của biến đổi khí hậu là tạo nên nước biển dâng; nước biển dâng sẽ tạo nên triều cường, có những điểm rất biến động, năm sau cao hơn năm trước.Do quá trình đô thị hóa nhanh làm cho triều cường vốn được gọi là "triều lành" trở thành "triều dữ" với nhiều bất thường, có nơi dâng cao, có nơi tạo thành những xoáy nước gây ngập nghiêm trọng.
Nhằm giải quyết vấn đề ngập nước do triều cường, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng.Theo ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước, Trung tâm điều hành Chương trình Chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh, mục tiêu của dự án là giải quyết vấn đề ngập do triều cường trên địa bàn thành phố với diện tích khoảng 570 km2 và hỗ trợ thoát nước cho hệ thống thoát nước hiện hữu khi mưa lớn kết hợp triều cường cao.
Quy mô chính của dự án là đầu tư xây dựng 6 cống kiểm soát triều lớn gồm các cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định và xây dựng 68 cống nhỏ dưới đê bao, 78 đê bao sung yếu khu vực sông Sài Gòn.
Đánh giá về những công trình chống ngập do triều cường đang được thực hiện, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá nhận định: Việc thi công những công trình lớn chống ngập do triều cường tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa mang lại hiệu quả thực tế.Việc đắp đê ngăn triều chỉ mang tính chất cục bộ vì hệ thống kênh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh chằng chịt, nếu xây đê, cống đập chặn chỗ này thì nước triều sẽ tràn vào chỗ khác. Vì vậy, cần có các giải pháp và công trình đồng bộ mới giải quyết được vấn đề ngập do triều cường.
Ông Lê Huy Bá đã nghiên cứu và đến Hà Lan tìm hiểu, làm việc với các chuyên gia Hà Lan về vấn đề chống ngập tại đất nước này. Theo ông Lê Huy Bá, Hà Lan là đất nước có địa thế thấp hơn mực nước biển từ 0,5 - 1 m, nước triều bình thường vẫn có thể gây ngập.Để chống ngập, Hà Lan xây dựng một đê bao vững chắc, bên trong phân ra khu trũng nhất rồi đến khu trũng vừa và khu trên cao, ở từng khu đặt máy bơm vận hành tự động, khi nước ngập máy bơm sẽ vận hành bơm nước từ các khu trũng thấp lên khu cao hơn rồi bơm ra ngoài.
Bên cạnh đó, ở đê bao có 2 cánh cổng lớn, khi nước triều dâng lên thì hai cánh cổng này tự động đóng khít lại với nhau không cho nước triều vào, khi triều rút thì cổng tự mở ra để thoát nước từ bên trong ra ngoài. Tuy nhiên, để làm được hệ thống ngăn triều như Hà Lan lại cần có nguồn vốn lớn, đầu tư đồng bộ, trình độ khoa học kỹ thuật cao và vận hành hoàn toàn tự động. Ông Lê Huy Bá cho rằng: Để học tập kinh nghiệm chống ngập của Hà Lan, vận dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh, cần xây dựng những đô thị vệ tinh ở vùng cao phía Tây Bắc, Đông Bắc đi về hướng huyện Củ Chi, Hóc Môn và những khu vực giáp với tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, vì đây là những khu vực cao ráo, ít bị ngập.Cơ quan chức năng cần hạn chế tối đa quá trình đô thị hóa nhanh ở khu vực Đông Tây, Tây Nam của thành phố, tích cực quy hoạch, xây dựng những hồ điều tiết nước tự nhiên tại chỗ và ở khu vực gần nội đô để chứa nước khi nước triều dâng cao./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Tp. Hồ Chí Minh: Triều cường lên cao, đường phố thành “sông” với dòng nước cuồn cuộn
21:48' - 19/12/2017
Chiều tối 19/12, tại Tp.Hồ Chí Minh, triều cường vượt mức báo động 3 đã gây ngập nhiều khu vực trũng, nhiều tuyến đường biến thành “sông” với dòng nước cuồn cuộn khiến giao thông bị ảnh hưởng nặng.
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin chính thức về những thiệt hại do triều cường dâng cao kỷ lục ở Bạc Liêu
18:16' - 14/12/2017
Thông tin triều cường dâng làm thiệt hại nặng đến diện tích nuôi trồng thủy sản là chưa chính xác, gây dư luận không tốt ở địa phương.
-
Kinh tế & Xã hội
Triều cường vượt báo động 3 gây ngập nhiều vùng trũng thấp
09:30' - 06/12/2017
Sáng 6/12, triều cường tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt đỉnh vượt mức báo động 3, gây ngập nhiều vùng trũng thấp, khiến giao thông một số nơi bị ùn ứ kéo dài.
-
Kinh tế Việt Nam
Triều cường ở Nam Bộ đang lên nhanh, nguy cơ ngập lụt sâu
12:04' - 01/12/2017
Ngày 1/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cảnh báo mực nước sông Cửu Long và sông Sài Gòn đang lên nhanh theo triều.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53' - 27/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47' - 27/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45' - 27/11/2024
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36' - 27/11/2024
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26' - 27/11/2024
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03' - 27/11/2024
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30' - 27/11/2024
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24' - 27/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22' - 27/11/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.