Trục vớt tàu chìm ở vùng biển Quy Nhơn quá chậm
Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Sang, công tác trục vớt tàu chìm ở vùng biển Quy Nhơn triển khai quá chậm so với kế hoạch, trong đó có tàu Biển Bắc 16 bị chìm, nằm án ngữ ở luồng cảng Quy Nhơn khiến lưu thông hàng hải bị ảnh hưởng.
“Sau khi kiểm tra hiện trường, chúng tôi quyết định tạm dịch luồng hàng hải về phía bên trái tàu Biển Bắc 16 bị chìm. Trong thời gian 3 ngày, với điều kiện thời tiết thuận lợi, các phương tiện chuyên dụng sẽ hoàn thành việc nạo vét luồng tạm, đảm bảo luồng cảng Quy Nhơn sẽ hoạt động trở lại bình thường như trước đây”- ông Sang cho biết.
Theo ông Nguyễn Xuân Sang, công tác trục vớt 6 tàu chìm triển khai chậm một phần do thời tiết xấu, phần khác do các công ty trục vớt không có phương tiện thiết bị tại chỗ, việc di chuyển thiết bị phương tiện từ nơi khác về Quy Nhơn trong điều kiện thời tiết xấu đã mất rất nhiều thời gian.“Theo quy định trong thời gian 30 ngày, các chủ tàu bị chìm có quyền được chọn phương án trục vớt, trình cơ quan chức năng phê duyệt, trực tiếp ký hợp đồng với các công ty trục vớt. Do đó, giảm trừ các ngày biển động, thời tiết xấu, hiện các chủ tàu này vẫn còn quyền này nên rất khó can thiệp. Hết thời hạn mà chủ tàu không đáp ứng yêu cầu, các các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương mới có quyền chỉ định đơn vị trục vớt tàu phù hợp, mọi chi phí chủ tàu phải có trách nhiệm chi trả"- ông Sang nói.
Ông Bùi Văn Vương, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, toàn bộ tàu chìm ở vùng biển Quy Nhơn đã hoàn thành việc hút dầu an toàn, không còn nguy cơ tràn dầu.Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn đang đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trục vớt tàu chìm, tuy nhiên thời tiết bất lợi nên không thể thúc ép các chủ tàu trục vớt nhanh hơn được. Phương án trục vớt 5 tàu đã được phê duyệt, riêng tàu Jupiter hiện vẫn đang tìm kiếm 5 thuyền viên mất tích nên chưa trình phương án.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam tăng cường đôn đốc các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai trục vớt tàu chìm, đồng thời xem xét năng lực các công ty trục vớt để đảm bảo công tác trục vớt đạt yêu cầu.Quá trình nạo vét luồng lạch cảng Quy Nhơn phải đảm bảo tốt yêu cầu bảo vệ môi trường, đổ bùn cát thải phải đúng địa điểm đã được cơ quan chức năng phê duyệt. Sở Tài Nguyên và Môi trường, Bộ đội Biên phòng tỉnh và Cảnh sát môi trường tỉnh giám sát chặt chẽ việc nạo vét luồng cảng và đổ xả thải.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho rằng, việc chậm trễ trục vớt các tàu chìm ở biển Quy Nhơn đã làm ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Định. Trước đó, ngày 7/12, Chủ tịch UBND Bình Định Hồ Quốc Dũng có văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị chức năng, công ty trục vớt chậm nhất trước ngày 10/12 phải tiến hành trục với tàu Biển Bắc 16. Nếu không, UBND tỉnh giao Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn chỉ định Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn tiến hành trục vớt tàu đắm trên, khẩn trương giải phóng luồng hàng hải Quy Nhơn để giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, đã thống nhất với UBND tỉnh Bình Định thành lập Tổ công tác đặc biệt để trực tiếp chỉ đạo, giám sát việc thực hiện trục vớt các tàu chìm ở vùng biển Quy Nhơn.Cục Hàng hải Việt Nam sẽ ra "tối hậu thư" buộc các chủ tàu chấp hành đúng thời hạn cam kết hoàn thành trục vớt, nếu không sẽ chỉ định đơn vị trục vớt./.
>>> Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo công tác ứng phó sự cố tràn dầu ở Quy Nhơn
>>> Huy động 15 tàu tìm kiếm thuyền viên mất tích trên vùng biển Quy Nhơn
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Đầu tư 1.350 tỷ đồng mở rộng cảng Quy Nhơn
14:43' - 21/10/2016
Từ nay đến năm 2020, Công ty sẽ đầu tư khoảng 1.350 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cảng Quy Nhơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước
21:31' - 19/02/2025
Nghị quyết nêu rõ: Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Được giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
19:58' - 19/02/2025
Chiều 19/2, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trao Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Dự án Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
18:45' - 19/02/2025
Bộ Y tế đã nỗ lực chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xây dựng Đề án về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc của 2 dự án, trình Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Mục tiêu tăng trưởng trên 8%: Động lực từ kinh tế tư nhân
18:15' - 19/02/2025
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, với tỷ trọng đầu tư chiếm tới 55% trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:05' - 19/02/2025
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Kết luận số 126-KL/TW, trong đó có yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới
17:58' - 19/02/2025
Ngày 19/2, theo thông tin Trung tâm Thông tin, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hiện Việt Nam đang là điểm đến có sức hút cao trên bản đồ du lịch thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư hạ tầng Cửa khẩu quốc tế La Lay chưa đáp ứng nhu cầu
17:32' - 19/02/2025
Thời gian gần đây, việc nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tăng đột biến nhưng hạ tầng lại chưa thể đáp ứng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ký kết 2 văn kiện hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc)
17:11' - 19/02/2025
Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%
16:37' - 19/02/2025
Điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên, theo Chính phủ, đầu tiên là tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp, phân cấp, phân quyền triệt để...