Việt Nam-New Zealand hướng tới thương mại hai chiều 1,7 tỷ USD vào năm 2020
Sau 43 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975 và xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện vào năm 2009, mối quan hệ giữa Việt Nam - New Zealand đã ngày càng được củng cố và tăng cường với việc thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao trên cả bình diện song phương và đa phương cũng như sự hợp tác giữa các bô, ngành và địa phương hai nước.
Chính vì vậy, chuyến thăm chính thức New Zealand của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (từ ngày 11 đến 14/3) sẽ là nguồn động lực làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, tạo đà mở rộng các lĩnh vực hợp tác trong tương lai.
Bạn hàng tiềm năng
Theo thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và New Zealand tăng đều qua các năm, từ 300 triệu USD năm 2009 lên 750 triệu USD năm 2013 (tốc độ tăng bình quân khoảng 20%/năm).
Năm 2014 đạt hơn 800 triệu USD, 2015 đạt hơn 700 triệu USD và năm 2016 đạt xấp xỉ 707 triệu USD (Việt Nam xuất 358 triệu USD và nhập 349 triệu USD). Riêng năm 2017, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 900 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất hơn 425 triệu USD và nhập hơn 401 triệu USD. Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, New Zealand là đối tác thương mại lớn thứ 31 của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác lớn thứ 17 của New Zealand. Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng và tiềm năng của Việt Nam cho các mặt hàng như nông sản, thủy sản, cà phê, hạt điều, máy vi tính, điện thoại, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng... Bên cạnh đó, Hiệp định AANZFTA (ký ngày 27/2/2009, hiệu lực từ ngày 1/1/2010) có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và New ZeaLand. Ngoài ra, New Zealand cũng có 28 dự án còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 101,94 triệu USD, đứng thứ 41/120 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam có 6 dự án liên doanh đầu tư tại New Zealand với tổng vốn đăng ký là 25,62 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như: công nghiệp chế biến, chế tạo; khách sạn và ăn uống; nông lâm nghiệp và thủy sản… Theo các chuyên gia, thời gian qua Việt Nam và New Zealand đồng ý ưu tiên xem xét các yêu cầu tiếp cận thị trường đối với khoai tây (củ tươi dùng làm thương phẩm, củ giống), vẹm xanh của New Zealand và cá tra/basa, hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ, chôm chôm, bưởi, vú sữa, nhãn của Việt Nam. Hiện mới có xoài và thanh long là mặt hàng hoa quả tươi duy nhất của Việt Nam được xuất vào thị trường New Zealand. New Zealand dự kiến sẽ kết thúc quá trình đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với nhiều loại nông thủy sản của Việt Nam như chôm chôm, nhãn, vú sữa, bưởi vào năm 2021. Bên cạnh các lợi thế có được từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA), có hiệu lực từ tháng 1/2010, việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký tại Chile ngày 8/3 vừa qua, sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai nước và các nước liên quan thông qua việc mở cửa thương mại hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy dòng vốn đầu tư và những mối liên kết gần gũi hơn thông qua giải quyết một loạt vấn đề.Đặc biệt, Việt Nam và New Zealand cũng đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) cùng với 9 nước ASEAN và 5 nước đối tác khác của ASEAN gồm Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Đây sẽ là Hiệp định lớn nhất thế giới và giúp tạo ra một thị trường chung rộng lớn cho hàng hóa xuất khẩu của cả Việt Nam và New Zealand từ đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân hai nước.Hướng tới mục tiêu 1,7 tỷ USD
Giới phân tích cho rằng, với đà tăng trưởng gần đây cùng với thuận lợi là nền kinh tế Việt Nam và New Zealand có tính chất bổ sung cho nhau trên nhiều phương diện và những đóng góp quan trọng trong thương mại dịch vụ trên các lĩnh vực giáo dục, hàng không, du lịch, dịch vụ tư vấn... khả năng đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều về hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước lên mức 2,5 tỷ NZD (tương đương 1,7 tỷ USD) vào năm 2020 như mục tiêu mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh, để tăng cường hiệu quả hợp tác giữa hai nước, việc đầu tiên và có tầm quan trọng hàng đầu là phải triển khai hiệu quả sự hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên mà hai bên đã đề ra trong Kế hoạch hành động 2017-2020. Trong mỗi lĩnh vực cần khai thác những dư địa mới và tạo ra những đột phá mới, dấu mốc mới trong từng lĩnh vực như: thương mại-đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục- đào tạo, nông nghiệp, kết nối hàng không và du lịch… Cùng đó, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác làm ăn tại thị trường của nhau để khai thác triệt để tiềm năng do các Hiệp định tự do thương mại (FTA) mang lại. Mặt khác, tận dụng các FTA để đưa hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp tiếp cận thị trường sở tại. Đồng thời đẩy mạnh thông tin thị trường, đổi mới việc xúc tiến thương mại, xây dựng mục tiêu cho từng nhóm hàng hóa, sản phẩm cụ thể. Tại buổi tiếp ông David Parker, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Môi trường, Thương mại và Phát triển xuất khẩu New Zealand, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá cao những đóng góp của New Zealand trong quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và New Zealand nói riêng, đặc biệt là vai trò và đóng góp của New Zealand trong APEC. Tuy nhiên, để quan hệ thương mại hai chiều đạt mục tiêu 1,7 tỷ USD vào năm 2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị New Zealand hỗ trợ Việt Nam phát triển các lĩnh vực sản xuất chế biến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với phát triển bền vững. Đặc biệt, các cơ chế hợp tác giữa hai nước như Ủy ban Thương mại Hỗn hợp cần phải hướng tới việc hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp. Bộ trưởng David Parker cũng nhất trí với các đề xuất của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong việc xây dựng thể chế pháp luật phù hợp với các cam kết quốc tế và tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam trong thời gian qua. New Zealand sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam về việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. New Zealand mong muốn tham gia hỗ trợ sâu hơn nữa đối với quá trình tăng trưởng và phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam thông qua ODA, thương mại và đầu tư. Theo đó, New Zealand sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể sớm xuất khẩu các loại quả nhiệt đới vào thị trường New Zealand như chôm chôm, vú sữa, nhãn, bưởi, thanh long; tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp; đào tạo nâng cao năng lực cho Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên của hai bên và khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mục tiêu 1,7 tỷ USD vào năm 2020./.>>> Bia Việt có mặt tại Hội chợ bia Thái Bình Dương ở New Zealand
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức New Zealand và Australia
07:34' - 11/03/2018
Ngày 11/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức New Zealand và Australia.
-
Kinh tế Việt Nam
Cú hích mới cho quan hệ Việt Nam-New Zealand
11:01' - 10/03/2018
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa New Zealand từ ngày 11-14/3.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Nguyễn Việt Dũng: Làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-New Zealand
09:01' - 10/03/2018
Đại sứ nhấn mạnh đây sẽ là nguồn động lực để làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, được xác lập năm 2009.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Jacinda Ardern: Việt Nam - New Zealand có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa
11:17' - 09/03/2018
Trước thềm chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới New Zealand từ ngày 11-14/3, phóng viên TTXVN tại châu Đại dương đã phỏng vấn Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09'
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06'
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.
-
Thị trường
Giá kim loại quý quay lại đà giảm do áp lực từ đồng USD
08:40' - 21/11/2024
Giá bạc giảm 0,82% về 31 USD/ounce. Giá bạch kim quay đầu giảm 1,31% xuống mức 965,8 USD/ounce, chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp trước đó.