Xe buýt nhanh Hà Nội trước giờ G

10:49' - 29/12/2016
BNEWS Tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã-Yên Nghĩa sẽ chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2017 đồng thời miễn phí vé cho hành khách sử dụng từ ngày 1/1-31/1/2017.
Nội thất buýt nhanh BRT
Bên trong nhà chờ buýt nhanh BRT
Buýt nhanh BRT chạy thử khớp nối với nhà chờ Giảng Võ
Lộ trình buýt nhanh chạy trên đoạn tuyến Giảng Võ thường xuyên xảy ra ùn tắc
Thử thách tại điểm ùn tắc Giảng Võ - Láng Hạ trên hành trình buýt nhanh
Dự án xây dựng hàng loạt cầu đi bộ trên tuyến Lê Văn Lương - Tố Hữu để kết nối hành khách
Từ ngày 1/1/2017, cấm tất cả các xe chạy trên làn đường riêng buýt nhanh BRT

Theo phương án, tuyến buýt nhanh bắt đầu vận hành từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối, ngày thường cứ 5 -10 - 15 phút/lượt, chủ nhật 7 – 10 - 15 phút/lượt. Tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14,77 km, chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn – Tố Hữu - Láng Hạ - Giảng Võ - Bến xe Kim Mã.
Dự án có tổng đầu tư của dự án là trên 1.100 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Tuyến buýt nhanh BRT có 44 điểm dừng (cả 2 chiều) phục vụ đón trả khách.  
Với giá vé chỉ 7.000 đồng/lượt, giống như buýt thông thường, đặc biệt miễn phí vé cho hành khách trong thời gian vận hành 1 tháng, tuyến buýt BRT đang được trông đợi như một cứu cánh khi tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra hàng ngày.
Sau khi tuyến BRT hoạt động ngành giao thông sẽ điều chỉnh mạng lưới tuyến buýt hiện tại để kết nối với tuyến buýt BRT, điều chỉnh lộ trình tuyến buýt số 22 để giảm trùng lặp với tuyến BRT trên trục Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương.
Tuyến xe buýt nhanh này đi trên một làn đường riêng (chiều rộng 3,5 m), tách biệt với làn đường dành cho phương tiện hỗn hợp bằng một dải phân cách có gờ cao 20 cm. Làn đường cho BRT được thiết kế nằm sát dải phân cách giữa.
Từ ngày 1/1/2017, trong giờ cao điểm tất cả các phương tiện không được đi qua 2 cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà và Láng – Lê Văn Lương để phục vụ cho xe buýt BRT.

>>> Xem thêm: Xe buýt nhanh liệu có nhanh?

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục