Các mũi nhọn trong chính sách kinh tế Putinomics của Tổng thống Putin (Phần 2)

06:00' - 27/02/2018
BNEWS Hầu hết các khu vực của nền kinh tế Nga đối mặt với sức ép chính trị phải tuyển dụng những lao động không cần thiết, cho dù nếu họ không trả lương nhiều cho họ.
Các mũi nhọn trong chính sách kinh tế Putinomics của Tổng thống Putin. Ảnh: AFP/TTXVN

Mũi nhọn thứ hai của chiến lược kinh tế của ông Putin là đảm bảo công ăn việc làm và trợ cấp, dù gây phương hại cho tiền lương và tính hiệu quả. Trong cú sốc kinh tế những năm 1990, lương và trợ cấp chính phủ của Nga thường không được chi trả, dẫn đến các cuộc phản kháng và sự mất lòng dân đối với Tổng thống Boris Yeltsin.

Bởi vậy, khi cuộc khủng hoảng gần đây nổ ra, Điện Kremlin đã lựa chọn chiến lược cắt giảm lương thay vì để cho tình trạng thất nghiệp gia tăng. Hầu hết các khu vực của nền kinh tế Nga đối mặt với sức ép chính trị phải tuyển dụng những lao động không cần thiết, cho dù nếu họ không trả lương nhiều cho họ. 

Điều này phù hợp với tính toán chính trị của Điện Kremlin: Người Nga thường không phản kháng về việc cắt giảm lương, nhưng sa thải hay đóng cửa nhà máy sẽ kéo họ xuống đường biểu tình. Chính sách xã hội được quản lý bằng logic tương tự.

Trong quá khứ, những người nhận trợ cấp của Nga đã tập hợp biểu tình chống lại cắt giảm trợ cấp. Và vì vậy chính phủ giảm tài trợ cho y tế và giáo dục nhưng duy trì ổn định trợ cấp – bằng chứng cho thấy Điện Kremlin coi trọng sự đóng góp của trợ cấp vào ổn định chính trị.

Mũi nhọn thứ ba của Putinomics là để các công ty tư nhân hoạt động tự do chỉ ở những nơi họ không gây hại cho chiến lược chính trị của Kremlin.

Vai trò lớn của các công ty nhà nước do giới đầu sỏ chi phối  trong một số khu vực then chốt được minh chứng một phần bởi sự sẵn sàng của họ hỗ trợ Kremlin trong việc quản lý sự được lòng dân bằng việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp, các phương tiện truyền thông dễ bảo và đối lập chính trị bị gạt sang bên lề. 

Chẳng hạn, ngành công nghiệp năng lượng có ý nghĩa then chốt đối với tài chính của chính phủ, vì vậy các công ty tư nhân hoặc bị sung công hoặc hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước.

Các công ty thép ít quan trọng hơn, nhưng họ cũng phải tránh việc sa thải hàng loạt. Các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ, chẳng hạn như các siêu thị, không có vai trò chính trị như vậy. Ông chủ của các công ty năng lượng không thể phớt lờ hoạt động chính trị. 

Do những hạn chế chính trị này, niềm hi vọng mà khu vực tư nhân của Nga có là về nâng cao tính hiệu quả hay thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế? Một chút, nhưng không nhiều. Điều này cũng phù hợp với logic của Điện Kremlin: Tăng trưởng là tốt, nhưng duy trì quyền lực còn tốt hơn./.

 

 

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục