Deloitte và Mambu công bố báo cáo mới nhất về thị trường mua trước trả sau

16:05' - 21/04/2022
BNEWS Báo cáo “Hướng dẫn của Deloitte và Mambu về BNPL” nghiên cứu các khía cạnh liên quan về thị trường mới nổi mua trước trả sau (BNPL) dành cho các ngân hàng và nhà bán lẻ.

Theo đó, có 5 nội dung cốt lõi dành cho các doanh nghiệp đang tìm hướng phát triển giải pháp BNPL.
● Tuyên bố  giá trị - xác định và thấu hiểu nhu cầu của nhà bán lẻ và khách hàng, xây dựng mô hình để giải quyết những khó khăn chính.

● Công nghệ và dữ liệu - phát triển hệ thống công nghệ với các giải pháp tối ưu nhất cho phép ra quyết định tức thời (real-time) cũng như tạo ra các giải pháp thế hệ tiếp theo mang lại trải nghiệm khác biệt cho khách hàng.

● Rủi ro và tuân thủ - thiết kế khung rủi ro cung cấp lợi thế cạnh tranh, từ phát hiện và quản lý gian lận đến xác định khẩu vị, mô hình và chiến lược rủi ro.

● Kỹ năng và năng lực - đầu tư vào năng lực chuyên ngành trong các lĩnh vực quan trọng để bổ sung cho đội ngũ hiện có của doanh nghiệp, cũng như xây dựng thương hiệu và tạo sự khác biệt cho sản phẩm trên thị trường.

● Tiếp cận thị trường – lồng ghép các dịch vụ cung cấp vào một danh mục kinh doanh của doanh nghiệp và sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP) ra thị trường.

 


Báo cáo cũng xác định 05 nguyên tắc chính thiết kế cho hành trình khách hàng của BNPL để tạo nên dịch vụ BNPL thành công:
● Quyết  định rủi ro tín dụng tức thời và phát hiện gian lận tại thời điểm đăng ký sử dụng dịch vụ, và chiến lược thu nợ nâng cao trong mức rủi ro có thể chấp nhận được để hạn chế các khoản nợ xấu.

● Trải nghiệm khách hàng xuyên suốt kết hợp nhiều điểm tương tác khác nhau giữa khách hàng, nhà bán lẻ và tổ chức cho vay - tránh tình trạng trải nghiệm riêng lẻ hoặc bị gián đoạn.

● Dễ dàng tích hợp và chia sẻ dữ liệu giữa nhà bán lẻ và tổ chức cho vay trong suốt hành trình khách hàng được hỗ trợ bởi công nghệ API.

● Tuyên bố giá trị khác biệt so với các nhà cung cấp BNPL khác trong thị trường hàng hóa tiêu dùng ngày càng phát triển. Chiết khấu (57%), điểm khách hàng thân thiết (56%) và lợi ích độc quyền (40%) là một trong những giá trị hấp dẫn nhất mà BNPL mang lại.

● Tiếp thị chủ động và xây dựng thương hiệu giữa khách hàng, doanh nghiệp và tổ chức cho vay để BNPL trở thành tùy chọn thanh toán được lựa chọn, tăng giá trị trung bình trên một đơn hàng (AOV) cũng như tỷ lệ chuyển đổi bán hàng. Ví dụ như sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và người có ảnh hưởng để nâng cao nhận thức về BNPL, và cách thức BNPL hoạt động, đồng thời thúc đẩy để nâng cấp công cụ BNPL (chứ không chỉ đơn thuần là phương tiện để thanh toán).
Nhu cầu đối với các dịch vụ BNPL ngày càng tăng cao. Giá trị thị trường này dự kiến đạt 3,98 nghìn tỷ đô la vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 45,7%.
Báo cáo chỉ ra rằng một trong ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của BNPL là nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi và khả năng chi trả. Dữ liệu gần đây từ Deloitte cho thấy hơn một nửa người tiêu dùng (56%) cho rằng, khả năng dùng thử sản phẩm trước khi thanh toán là động lực chính để sử dụng BNPL.
Các yếu tố tăng trưởng khác bao gồm sự chấp nhận rộng rãi của doanh nghiệp  cũng như sức kéo thị trường tăng nhanh trong thời kỳ đại dịch. Theo dữ liệu của Worldpay, BNPL chiếm 2,9% thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2020, và dự kiến sẽ đạt 5,3% vào năm 2025.
Tại Việt Nam, BNPL gia tăng đáng kể trong 12 tháng qua ở Việt Nam, với khoản thanh toán BNPL trong nước dự kiến sẽ tăng 137,3% hàng năm để đạt 491,3 triệu USD trong năm nay. Toàn ngành dự kiến sẽ tăng trưởng 36,5% hàng năm. Những dự đoán này có mối liên hệ trực tiếp đến sự gia tăng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam.

Mua trước trả sau là hình thức thanh toán trong đó người tiêu dùng mua hàng và trả dần trong một khoảng thời gian thành nhiều đợt./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục