Định hướng cho doanh nghiệp muốn ra khỏi thị trường địa phương

14:39' - 02/08/2018
BNEWS Các doanh nghiệp muốn vươn ra khỏi giới hạn thị trường địa phương thì cần phải có chiến lược đầu tư vào công nghệ, số hoá trong hoạt động quản trị và giảm bớt phụ thuộc lên nhân sự...

Ngày 2/8, tại Tp. Hồ Chí Minh, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) tổ chức buổi hội thảo chuyên đề “Số hoá để vươn ra thế giới - Tự động hoá hoạt động quản trị doanh nghiệp có khả thi?” dành cho các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp (startup).
Hội thảo nhằm mục đích định hướng cho các doanh nghiệp muốn vươn ra khỏi giới hạn thị trường địa phương thì cần phải có chiến lược đầu tư vào công nghệ, số hoá trong hoạt động quản trị và giảm bớt phụ thuộc lên nhân sự để tiết kiệm chi phí, tối ưu hoá hiệu quả và giảm thiểu sai sót.

Đồng thời, cung cấp thông tin và cập nhật những trào lưu công nghệ mới nhất và những ứng dụng ảnh hưởng của thế hệ công nghệ mới trên thế giới, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt từng nền công nghiệp như thế nào.
Tại hội thảo, ông Tony Wheeler, chủ doanh nghiệp ImagineX (www.imaginex-advisory.com) có kinh nghiệm, cố vấn, tư vấn và doanh nhân công nghệ cao chia sẻ, để tạo ra một hệ sinh thái đổi mới, cần có văn hóa hợp tác đúng đắn.

ImagineX cung cấp một quy trình bốn giai đoạn dựa trên sự trưởng thành của hệ sinh thái của một doanh nghiệp, gồm: Lập bản đồ sức khỏe hệ sinh thái chống lại các mô hình trưởng thành được nghiên cứu toàn cầu.
Cùng đó, phát triển các chiến lược và kế hoạch được nhắm mục tiêu để phát triển toàn bộ hệ sinh thái. Phát triển năng lực theo chiều dọc, kinh nghiệm và huấn luyện - xây dựng, kiến thức doanh nhân và nền văn hóa đổi mới mạnh mẽ. Mối quan hệ nội bộ và bên ngoài tinh vi - tạo mối liên hệ giữa ngành công nghiệp, chính phủ, trường đại học và công ty khởi nghiệp.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với các công ty khởi nghiệp và công ty quy mô là biết chiến lược phù hợp, chọn nhóm phù hợp, tạo ra các MVP (Minimum Viable Product - sản phẩm khả thi tối thiểu) và phát triển các kết nối và quan hệ đối tác phù hợp.
Ông Hoàng Minh Ngọc Hải, CEO Value Commerce Hub (VCHub), đại diện doanh nghiệp khởi nghiệp thành công chia sẻ, VCHub (thành lập năm 2016) là đơn vị chuyên về tư vấn hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm nâng cấp thương mại và năng lực kinh doanh bền vững trong phát triển doanh nghiệp.
VCHub còn là trung tâm kinh doanh và kết nối, cung cấp các tài nguyên và dịch vụ cần thiết để làm cho doanh nghiệp phát triển thành công, bằng cách hài hòa hóa cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ để tăng tốc khởi động và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bao gồm, tăng cường giá trị sản phẩm, phát triển thương hiệu và mở rộng kênh, tối ưu hóa phân phối và thương mại tại địa phương. Hệ sinh thái của VCHub gồm 4 trụ cột: khoa học và công nghệ, lãnh đạo và đào tạo, đầu tư, trung tâm thương mại.
Tại hội thảo, các đại biểu còn được nghe giới thiệu một số mô hình khởi nghiệp thành công khác, như công ty Gcalls (thành lập năm 2015) do ông Nguyễn Xuân Bằng, COO (Chief Operating Officer) và ông Phạm Tấn Phúc đồng sáng lập, trong chương trình Shark Tank Việt Nam 2017 đã thực hiện thương vụ thành công với con số đầu tư 23 tỷ đồng về dự án xây dựng dịch vụ tổng đài chăm sóc khách hàng kiểu mới chỉ bằng vài thao tác với chi phí tối ưu nhất.
Gcalls mong muốn dùng công nghệ để tạo ra hàng triệu việc làm cho những quốc gia còn chậm phát triển và cải thiện điều kiện sống cho con người. Gcalls dự định sẽ IPO (huy động vốn từ công chúng bằng cách phát hành rộng rãi các cổ phiếu) sau 7 năm nữa.

Với số tiền vốn kêu gọi đầu tư từ Shark Tank, Gcalls đang xây dựng chiến lược để chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, trước mắt là Indonesia, ông Phạm Tấn Phúc cho biết./.

>>> Phát triển startup Việt - Bài 1: Thiếu đổi mới sáng tạo

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục