Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình”

10:55' - 12/07/2019
BNEWS Tròn 20 năm, Hà Nội - thành phố duy nhất Châu Á - Thái Bình Dương được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”, Hà Nội đã và đang xây dựng và phát triển để xứng đáng với giá trị của danh hiệu này.
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị có chuyển biến tích cực; nhiều dự án, công trình giao thông, chỉnh trang đô thị được triển khai, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Trong ảnh: Nút giao thông cửa ngõ phía Nam - một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, giúp cải thiện đáng kể mạng lưới giao thông. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị có chuyển biến tích cực; nhiều dự án, công trình giao thông, chỉnh trang đô thị được triển khai, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Trong ảnh: Nút giao thông Đại lộ Thăng Long – Phạm Hùng – Nguyễn Chí Thanh, một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Hà Nội được vinh danh “Thành phố vì hòa bình” nhờ những đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh vì hòa bình và sự nghiệp phát triển, xây dựng thành phố, phù hợp với những tiêu chí do UNESCO đề ra. Trong ảnh: Hồ Trúc Bạch và Hồ Tây mang vẻ đẹp riêng "hồ trong phố", đặc trưng của Thủ đô. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Nhiều dự án, công trình giao thông, chỉnh trang đô thị được triển khai, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Trong ảnh: Nút giao 4 tầng Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân tạo diện mạo và đột phá mới cho mạng lưới giao thông của Thủ đô. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
Nhiều dự án, công trình giao thông, chỉnh trang đô thị được triển khai, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Trong ảnh: Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sắp được đưa vào khai thác thương mại. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông được tập trung chỉ đạo quyết liệt và có chuyển biến tích cực; nhiều dự án, công trình giao thông, chỉnh trang đô thị được triển khai, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Trong ảnh: Cầu Thanh Trì, một trong 7 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, đáp ứng nhu cầu giao thông, giao thương ngày càng lớn của người dân Thủ đô. Ảnh: Anh Tôn - TTXVN
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị có chuyển biến tích cực; nhiều dự án, công trình giao thông được triển khai, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Trong ảnh: Cầu vượt Ngã Tư Sở - một trong nhiều cầu vượt được xây dựng tại các nút giao thông trọng điểm, góp phần giảm ùn tắc giao thông của Thủ đô. Ảnh: An Đăng -TTXVN
Hà Nội có rất nhiều điểm thu hút khách du lịch với hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc; hàng nghìn lễ hội truyền thống. Trong ảnh: Hội Gióng Phù Đổng diễn ra vào ngày 9/4 âm lịch hằng năm tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN
Hà Nội có rất nhiều điểm thu hút khách du lịch với hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, trong đó, 1.150 đã xếp hạng cấp Quốc gia, 1.059 xếp hạng cấp Thành phố; hàng nghìn lễ hội truyền thống. Trong ảnh: Hội Cổ Loa diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, kỷ niệm ngày Thục Phán An Dương Vương xưng vương - vị vua lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN
Hà Nội có rất nhiều điểm thu hút khách du lịch với hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc; hàng nghìn lễ hội truyền thống độc đáo. Trong ảnh: Lễ hội thổi cơm làng Thị Cấm diễn ra ngày 8 tháng Giêng hằng năm tại sân đình Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Nam Từ Liêm. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Hà Nội có rất nhiều điểm thu hút khách du lịch với hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc; hàng nghìn lễ hội truyền thống độc đáo. Trong ảnh: Lễ hội rước lợn làng La Phù được tổ chức ngày 13 tháng Giêng âm lịch hằng năm tại làng La Phù, huyện Hoài Đức. Ảnh: Danh Lam – TTXVN
Với cộng đồng quốc tế, Thủ đô Hà Nội là hình ảnh về một thành phố luôn phát triển năng động nhưng vẫn giữ những nét truyền thống. Trong ảnh: Đi chợ hoa ngày Tết, nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hà Nội mỗi khi Tết đến, xuân về. Ảnh: Hải Anh - TTXVN
Hà Nội với 36 phố cổ và khu phố Tây kiến trúc Pháp cùng Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám… có nhiều di sản, lễ hội văn hóa được yêu thích. Trong ảnh: Nhà hát Lớn, nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, một di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Hà Nội hơn nghìn năm tuổi có rất nhiều điểm thu hút khách du lịch với cảnh quan kiến trúc độc đáo, di sản văn hóa phong phú. Thủ đô ngày nay có hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, trong đó, 1.150 đã xếp hạng cấp Quốc gia, 1.059 xếp hạng cấp Thành phố. Trong ảnh: Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812, là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Hà Nội hơn nghìn năm tuổi có rất nhiều điểm thu hút khách du lịch với cảnh quan kiến trúc độc đáo, di sản văn hóa phong phú. Thủ đô ngày nay có hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, trong đó, 1.150 đã xếp hạng cấp Quốc gia, 1.059 xếp hạng cấp Thành phố. Trong ảnh: Cổng thành Cửa Bắc, một trong những dấu tích còn nguyên vẹn của Hoàng thành Thăng Long xưa. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Trong ảnh: Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Đình Na - TTXVN ; Ngày 16/7/1999, Hà Nội - thành phố duy nhất của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh “Thành phố vì hòa bình” nhờ những đóng góp tích cực trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và phát triển, xây dựng thành phố phù hợp với những tiêu chí do UNESCO đề ra về bình đẳng trong cộng đồng, xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống, thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ. 20 năm qua (1999 - 2019), Thủ đô Hà Nội đã và đang phấn đấu không ngừng, tiếp tục xây dựng và phát triển để xứng đáng với giá trị của danh hiệu này. Ảnh: TTXVN
Hà Nội có hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, trong đó, 1.150 đã xếp hạng cấp Quốc gia, 1.059 xếp hạng cấp Thành phố, với hàng nghìn lễ hội truyền thống. Trong ảnh: Vẻ đẹp thanh tịnh, trang nghiêm của ngôi chùa Trấn Quốc nổi tiếng, tọa lạc ven Hồ Tây, bên đường Thanh Niên, có lịch sử gần 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Sáng kiến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm tạo cho Hà Nội vừa có nét đẹp của các đô thị châu Á và khu vực, là điểm vui chơi lý thú của người dân và du khách, vừa tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, góp phần kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của Thủ đô. Trong ảnh: Các bạn trẻ tham gia trò chơi nhảy dây tại không gian phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Quang Quyết – TTXVN
Sáng kiến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm tạo cho Hà Nội vừa có nét đẹp của các đô thị châu Á và khu vực, là điểm vui chơi lý thú của người dân và du khách, vừa tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, góp phần kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của Thủ đô. Trong ảnh: Các bạn nhỏ chơi trò chơi dân gian trên phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm trong ngày nghỉ cuối tuần. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Sáng kiến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm tạo cho Hà Nội vừa có nét đẹp của các đô thị châu Á và khu vực, là điểm vui chơi lý thú của người dân và du khách, vừa tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, góp phần kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của Thủ đô. Trong ảnh: Người dân vui chơi trên phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Sáng kiến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm tạo cho Hà Nội vừa có nét đẹp của các đô thị châu Á và khu vực, là điểm vui chơi lý thú của người dân và du khách, vừa tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, góp phần kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của Thủ đô. Trong ảnh: Người dân Thủ đô và du khách quốc tế vui chơi trên phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Sáng kiến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm tạo cho Hà Nội vừa có nét đẹp của các đô thị châu Á và khu vực, là điểm vui chơi lý thú của người dân và du khách, vừa tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, góp phần kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của Thủ đô. Trong ảnh: Carnival đường phố Hà Nội 2019 trên phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN
Với vị thế là “Thành phố vì hòa bình”, mỗi năm, Hà Nội thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn. Trong ảnh: Khách du lịch nước ngoài tham quan hồ Hoàn Kiếm trong dịp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, cuối tháng 2/2019. Ảnh: Thành Đạt – TTXVN
Với vị thế là “Thành phố vì hòa bình”, mỗi năm, Hà Nội thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn. Trong ảnh: Ngồi xích lô đi ngắm cảnh hồ Hoàn Kiếm là lựa chọn hàng đầu của du khách nước ngoài khi đến Hà Nội trong dịp diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, cuối tháng 2/2019. Ảnh: Diệu Anh – TTXVN
Hà Nội đã tạo một môi trường sống yên bình, cởi mở và thực sự ươm mầm cho sự phát triển. Nhiều sự kiện mang tầm vóc khu vực và quốc tế đã được tổ chức thành công tại Thủ đô trong nhiều năm qua, tạo uy tín và sự tin cậy cho bạn bè quốc tế mỗi khi đến Việt Nam. Trong ảnh: Sân vận động quốc gia Mỹ Đình trong đêm khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (SEA Games 22) năm 2003. Ảnh: Quang Minh - TTXVN
Thủ đô Hà Nội đã và đang không ngừng phát triển, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng của cả nước. Trong ảnh: Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 Thăng Long-Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình, ngày 10/10/2010. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Trong ảnh: Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam, tối 23/5/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến dùng bữa tối tại quán bún chả Hương Liên trên phố Lê Văn Hưu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) trong sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo người dân Thủ đô. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Nhiều sự kiện lớn mang tầm vóc quốc tế đã được tổ chức thành công tại Hà Nội liên tục những năm qua đã chứng minh vì sao Hà Nội xứng đáng được vinh danh "Thành phố vì hòa bình". Trong ảnh: Sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, ngày 27-28/2/2019 thu hút sự quan tâm của toàn thế giới và truyền đi thông điệp rõ nét nhất về Hà Nội - thành phố vì hòa bình. Ảnh: AFP/TTXVN
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Trong ảnh: Trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, sáng 8/5/2019, Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Desiree và Phu quân đi dạo phố khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm và cùng nhảy theo điệu nhạc của người dân Hà Nội tập thể dục tại vườn hoa Lý Thái Tổ. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Nhiều sự kiện lớn mang tầm vóc quốc tế đã được tổ chức thành công tại Hà Nội liên tục những năm qua đã chứng minh vì sao Hà Nội xứng đáng được vinh danh "Thành phố vì hòa bình". Trong ảnh: Đoàn xe đưa Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un di chuyển qua Quảng trường Cách mạng Tháng Tám để đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, ngày 28/2/2019. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Hà Nội hơn nghìn năm tuổi có rất nhiều điểm thu hút khách du lịch với cảnh quan kiến trúc độc đáo, di sản văn hóa phong phú. Thủ đô ngày nay có hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, trong đó, 1.150 đã xếp hạng cấp Quốc gia, 1.059 xếp hạng cấp Thành phố. Trong ảnh: Cầu Long Biên hơn 100 năm tuổi, nhân chứng lịch sử và vô cùng ý nghĩa đối với người dân Thủ đô, một trong những biểu tượng đặc trưng và độc đáo nhất về lịch sử, văn hóa Hà Nội do con người tạo ra. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Hà Nội với 36 phố cổ và khu phố Tây kiến trúc Pháp cùng Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám… có nhiều di sản, lễ hội văn hóa, nhiều món ẩm thực được yêu thích. Trong ảnh: Festival áo dài “Tinh hoa áo dài Việt Nam” tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Di sản văn hóa của thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: Thanh Hà – TTXVN
Với vị thế là “Thành phố vì hòa bình” Hà Nội đã thực sự thu hút hàng triệu du khách cả trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn. Trong ảnh: Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản được tổ chức thường niên, không chỉ thể hiện mối quan hệ hữu nghị giữa thủ đô hai nước Việt Nam-Nhật Bản mà còn toát lên hình ảnh một Thủ đô đang từng ngày phát triển và hội nhập, thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Hà Nội là thành phố bình yên, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, các nhà đầu tư và khách quốc tế không chỉ bởi cảnh đẹp và bề dày văn hóa truyền thống, mà còn ở sự an toàn tuyệt đối, sự thân thiện, hiếu khách của người dân Thủ đô. Trong ảnh: Đoàn khách du lịch quốc tế cùng tập thể dục với người dân Thủ đô tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục