Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, phát triển tài sản trí tuệ

22:34' - 28/07/2018
BNEWS Chiều ngày 28/7 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa Học và Công nghệ) tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Chắp cánh trí tuệ Việt Nam”.
Toàn cảnh Toạ đàm với chủ đề “Chắp cánh trí tuệ Việt Nam”. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN

Chiều ngày 28/7 tại  Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa Học và Công nghệ) tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Chắp cánh trí tuệ Việt Nam”.

Đây là một trong những Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực của các chủ thể trong quá trình xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Khai mạc buổi Toạ đàm, ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh, Toạ đàm với chủ đề “Chắp cánh trí tuệ Việt Nam” là diễn đàn mở giữa các chuyên gia sở hữu trí tuệ và khách mời nhằm trao đổi những thông tin bổ ích  để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác, phát triển tài sản trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang tập trung tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thể hiện qua nhiều chiến lược và hành động. Trong bối cảnh đó, sở hữu trí tuệ đã và đang được xác định là yếu tố đóng vai trò trụ cột, cốt lõi, là công cụ phúc đẩy sự phát triển của xã hội .

Tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học- Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh Tranh chia sẻ, tài sản trí tuệ được hiểu chung là các tài sản trí tuệ do con người tạo tạo ra thông qua các hoạt động sáng tạo như: các tác phẩm văn học,  khoa học; các sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật như: sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại…

Các sản phẩm này khi được pháp luật bảo hộ thì trở thành quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản trí tuệ là loại tài sản vô giá ngày càng đóng vài trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay. Vậy quyền sở hữu trí tuệ thực sự có ý nghĩa thực tế khi được khai thác, phát trển một cách hiệu quả. Do đó,  để khai thác phát triển tài sản trí tuệ hiệu quả điều cần phải quan tâm đầu tiên đến việc xâc lập quyền hay nói cách khác là việc nghi nhận, khẳng định quyền sở hữu trí tuệ với sự bảo đảm của pháp luật, của Nhà nước.

Thời gian qua, Việt Nam đã liên tục thăng hạng trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng thứ 45/126 quốc gia về nền kinh tế được xếp hạng, thứ hạng này được tăng hai bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016.

Bà Phan Hoàng Lan, cán bộ phụ trách nghiên cứu và xây dựng các chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ( Bộ Khoa học và Công nghệ ) cho biết, về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, để tăng cường hoạt động khai thác, phát triển tài sản trí tuệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo được hiệu quả Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, nghiên cứu các cơ chế chính sách đột phá về khoa học và công nghệ, khuyến khích các nhà khoa hoc, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tận dụng phát uy xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung sáng tạo, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm và ý tưởng có tính ứng dụng cao, thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa hện đại hóa đất nước./.

>>>Bưởi da xanh Bến Tre được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

>>>Nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục