Cải cách chính sách tiền lương - Bài 4: Bí nguồn cải cách tiền lương, trăm sự đổ bộ máy
Lương thấp do đâu? Câu trả lời đầu tiên, đó là do bộ máy cồng kềnh. Bí nguồn cải cách tiền lương, cũng là do bộ máy cồng kềnh mà nên. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đối với khu vực công cơ bản vẫn do ngân sách nhà nước bảo đảm (khoảng 98% giai đoạn 2011 - 2016) và chủ yếu từ ngân sách trung ương (khoảng 68%).
*Bộ máy tạo gánh nặng cho lươngChuyên gia dự án hỗ trợ cải cách hành chính Thành phố Hồ Chí Minh Diệp Văn Sơn cho rằng, chưa thể trả lương cao cho cán bộ, công chức trong điều kiện còn tồn tại hệ thống tổ chức hành chính như hiện nay (chồng chéo về công vụ giữa các cấp, ngành, tạo nên tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, vừa kém hiệu quả). Nếu trả lương cao sẽ không tương xứng giữa công vụ, tạo ra gánh nặng ngân sách phải trả.Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của nước ta còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số lượng đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh những năm vừa qua làm cho đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước quá lớn và ngày càng tăng, dẫn đến tổng quỹ lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước ngày càng lớn.Số lượng cán bộ, công chức, viên chức từ Trung ương đến cấp xã tính đến hết năm 2016 là hơn 3,1 triệu người (chiếm 3,35% dân số), tính thêm người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố là 4,14 triệu người (chiếm 4,47% dân số). Nếu tính cả các đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước (chưa kể Quân đội, Công an và người hưởng bảo trợ xã hội) là hơn 7 triệu người - mức cao trên thế giới, chiếm 7,63% dân số.Bộ Tài chính cho biết việc điều chỉnh chính sách trong 14 năm qua (11 lần tăng mức lương cơ sở, bổ sung phụ cấp thu hút cán bộ công tác ở vùng khó khăn, bổ sung phụ cấp thâm niên đối với một số ngành đặc thù, mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp từ ngân sách) đã làm tăng quỹ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp. Hiện mức chi này chiếm 50% mức chi ngân sách thường xuyên, tương đương trên 31% tổng chi ngân sách nhà nước.Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017, mức lương cơ sở điều chỉnh tăng 1,78 lần, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp chi từ ngân sách tăng 2,185 lần. Trong đó, tiền lương khu vực sự nghiệp công chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 42- 43%, khu vực hành chính từ Trung ương xuống huyện chiếm 7- 8%, cán bộ, công chức không chuyên trách cấp xã chiếm 15%, người hưu trí được ngân sách đảm bảo khoảng 10% và còn lại 7% là cấp ưu đãi người có công.
Cũng theo Bộ Tài chính, quy mô biên chế đối tượng hưởng lương từ ngân sách tăng nhanh, trong khi đó, nguồn bảo đảm trong những năm qua chủ yếu là ở ngân sách Trung ương. Chính sách tiền lương vẫn đang gây áp lực rất lớn khi thời gian tới ngân sách Trung ương phải tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển và chi trả nợ...Không có thuế nào chịu nổi bộ máy công chức quá cồng kềnh như ở Việt Nam. Chúng ta có những vấn đề trong hệ thống làm cho bộ máy chưa phát huy được. Những vấn đề về ngân sách, chi thường xuyên và bất cập của hệ thống tiền lương hiện hành tạo áp lực rất lớn khiến không thể trì hoãn việc cải cách chính sách tiền lương, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.Theo bà, cách tuyển dụng hiện nay theo kiểu “nhất tiền tệ, nhì hậu duệ, ba quan hệ” thì không có được người giỏi, thực tâm vào nhà nước làm việc. Họ vào đó là vì những động lực khác, họ đầu tư “mua một ghế” trong nhà nước để rồi có cách nào đó nhũng nhiễu hoặc có kênh nào đó để thu hồi lại vốn. “Lực lượng đó không những không làm mà còn phá nữa là khác”.*Tạo nguồn cải cách tiền lươngNguồn đâu để cải cách tiền lương? Đó là câu hỏi luôn được đặt ra mỗi lần đề án tiền lương được đưa ra bàn thảo. Vòng luẩn quẩn lương – tiền – bộ máy trói buộc khiến chúng ta đã bỏ phí 5 năm, kể từ khi Đề án cải cách tiền lương được đưa ra tại Hội nghị Trung ương khóa XI.Theo bà Phạm Chi Lan, kinh tế càng khó khăn, càng cần phải cải cách. Kinh tế khó khăn vì bộ máy vận hành kém. Cả xã hội năng động, doanh nghiệp năng động, nguồn vốn đầu tư nhiều mà đất nước không được phát triển như mong muốn, bất ổn này là do hệ điều hành chứ không phải tại xã hội.Chuyên gia kinh tế này cho rằng không thể đổ lỗi cho việc không có nguồn để cải cách tiền lương. Hiện nay nguồn đổ vào cho tiền lương đã quá lớn. Con số Quốc hội đưa ra đã nói rõ điều này. Thu ngân sách cao nhưng gần 70% dành cho chi thường xuyên, trong đó một nửa cho tiền lương. Tính ra, chi tiền lương trong toàn bộ ngân sách là rất cao, nhưng vì tiền lương đó chia ra cho một bộ máy quá lớn nên cuối cùng thu nhập của mỗi người từ lương là rất nhỏ. Trong khi đó lại có quá nhiều thất thoát, lãng phí trong chi thường xuyên khác.Vấn đề lớn nhất của cải cách tiền lương là quyết tâm chính trị. Từ bên trong bản thân bộ máy phải có động lực mạnh để cải cách bộ máy và cải cách tiền lương thì mới có thể thực hiện được. Sở dĩ quyết tâm chính trị của lãnh đạo cao nhưng thực hiện vẫn khó là vì lực cản từ trong bộ máy nhà nước. Những người giỏi mong muốn cải cách, thay đổi để được hưởng lương xứng đáng hơn. Những người làm ngồi chơi xơi nước theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói khi còn là Phó Thủ tướng, đó mới là lực lượng không muốn cải cách.Bà Phạm Chi Lan cho rằng, doanh nghiệp không phát triển được, tinh thần khởi nghiệp sẽ không thể vượt lên nếu vướng ngược, vướng xuôi từ những cản trở của bộ máy nhà nước. Bao chính sách hay của nhà nước cũng không thực thi được nếu như người thực thi muốn thực thi chính sách trước hết có lợi cho mình, chứ không phải làm lợi cho xã hội từ chính sách đó. Tất cả những điều này phải thay đổi. Nếu không thay đổi, triển vọng của Việt Nam tới năm 2020 sẽ lại một lần nữa khó khăn.Để có thể nghiên cứu và tổ chức thành công cải cách tiền lương, Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết 19 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. “Nếu không làm được hai việc này thì cải cách chính sách tiền lương rất khó khăn vì nó liên quan đến nguồn lực của nhà nước”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.Theo Nghị quyết của Quốc hội, sẽ giảm dần chi thường xuyên xuống mức 64% đến năm 2020. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề nghị Bộ Tài chính xác định rõ cơ cấu chi thường xuyên (trừ Quỹ lương) để đề xuất cắt giảm những khoản không phù hợp với thực tiễn, tạo thêm nguồn cải cách tiền lương; nghiên cứu việc “siết” lại định mức dự toán ngân sách, xem xét giải pháp gắn việc giảm biên chế tương ứng với giảm cấp phát ngân sách chi thường xuyên để tạo nguồn cho người lao động có thu nhập tăng thêm.Theo đó, hàng năm, ưu tiên dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương cho cải cách chính sách tiền lương. Tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng năm. Nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương còn dư hằng năm phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho các năm sau, không sử dụng vào mục đích khác khi không được cấp có thẩm quyền cho phép. Cùng với lộ trình thực hiện Nghị quyết 18, 19 và quy mô tăng về quỹ chi thường xuyên, sẽ có nguồn để cải cách tiền lương./.(Bài cuối - Cải cách chính sách tiền lương – cơ hội đã chín muồi)Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Cải cách chính sách tiền lương (K3): Lương thấp và những hệ lụy
07:30' - 11/05/2018
Với chính sách tiền lương không đủ sống hiện nay dẫn đến hệ luỵ không mong muốn là nhiều cán bộ, công chức, viên chức phải tìm nguồn khác ngoài lương để bù đắp phần thiếu hụt.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII: Cải cách tiền lương cho người lao động là cấp thiết
16:59' - 10/05/2018
Nếu được tăng lên mức 3,5 triệu đồng/người/tháng sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và giúp người lao động tận tâm hơn với công việc.
-
Ý kiến và Bình luận
Cải cách chính sách tiền lương (K2): Nguyên nhân của những bất cập
15:48' - 10/05/2018
Ở nước ta hiện nay, tiền lương là phần chính lại bé hơn phần phụ, dẫn đến việc không minh bạch trong hệ thống tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức.
-
Ý kiến và Bình luận
Cải cách chính sách tiền lương (K1): Lương chính thấp, phụ cấp cao tạo sự méo mó, bất cập
15:29' - 10/05/2018
Nâng lên, đặt xuống, đưa ra rồi lại xếp vào, Nhà nước đã lỡ hẹn với cải cách chính sách tiền lương ba lần.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Trung ương 7 khóa XII: Thảo luận sâu sắc Đề án Cải cách chính sách tiền lương
20:38' - 09/05/2018
Chiều 9/5, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thảo luận Đề án Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42'
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41'
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.