Doanh nghiệp nhỏ và vừa làm gì để phát triển trong hội nhập
Làm thế nào để phát triển thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là nội dung được nhiều đại biểu tham gia thảo luận tại “Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Facebook tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17/10.
Các chuyên gia cho rằng, quá trình hội nhập kinh tế thế giới cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc cạnh tranh, phát triển thị trường cũng như gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.Bà Trần Thị Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – VCCI cho biết, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp là tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Hiện nay, có 62 % doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.Khảo sát của VCCI cũng cho thấy, có tới 65% doanh nghiệp có khách hàng chính là cá nhân và doanh nghiệp tư nhân trong nước, trong khi đó, số doanh nghiệp có khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm từ 7 – 10%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ còn gặp nhiều khó khăn khác như thiếu vốn, thiếu nhân lực có năng lực…Theo bà Trần Thị Thanh Tâm, doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì càng khó tiếp cận các nguồn lực phục vụ phát triển và thu hút khách hàng. Bởi doanh nghiệp nhỏ phần lớn chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể, chưa xác định được khách hàng mục tiêu và chưa có tài sản thế chấp để thuyết phục khách hàng cũng như nhà đầu tư.Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay vừa yếu về công nghệ, yếu về năng lực tài chính và cả kỹ năng quản trị. Theo đó, năng lực lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, marketing hạn chế và thiếu đổi mới sáng tạo.Thêm vào đó, tính liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu, mỗi doanh nghiệp hoạt động theo một chiến lược riêng, chưa chia sẻ mục tiêu chung để tham gia vào một chuỗi giá trị. Điều này khiến doanh nghiệp Việt Nam khó hợp tác và tận dụng được các nguồn lực từ khách hàng, nhà đầu tư nước ngoài để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Để có thể tận dụng được lợi thế từ hội nhập và những bước tiến về mặt công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bà Trần Thị Thanh Tâm cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thông tin thị trường, ngành hàng tiềm năng và các chuẩn mực quốc tế, trên cơ sở đó định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn.Các doanh nghiệp cũng cần xác định và khẳng định được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, của sản phẩm mà mình cung cấp cho khách hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về giá mà phải cạnh tranh về mặt tiêu chuẩn chất lượng và các giá trị gia tăng.Song song với việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp, đã đến lúc các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết cả theo chiều ngang và chiều dọc. Cụ thể, các doanh nghiệp cùng ngành hàng phải liên kết với nhau để phát huy lợi thế từng doanh nghiệp và năng cao khả năng cung ứng, triển khai các hợp đồng có giá trị lớn, từng bước chiếm lĩnh được thị trường. Về chiều dọc, doanh nghiệp phải chủ động liên kết với ngân hàng, các quỹ đầu tư và cơ sở đào tạo để huy động vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cấp công nghệ.Liên quan đến việc ứng dụng công nghệ vào phát triển thị trường, ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ không nên nhìn nhận công nghệ dưới góc nhìn của người yếu thế, bởi sự phát triển của công nghệ chính là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp bứt phá, thậm chí tạo ra xu hướng kinh doanh mới.Theo phân tích của ông Phí Anh Tuấn, nếu như trước đây, muốn khảo sát và phân tích nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải mua lại thông tin dữ liệu của các công ty chuyên nghiên cứu thị trường với chi phí khá cao, độ chính xác tương đối. Hiện nay nhờ các công cụ, tiện ích của mạng xã hội, bất cứ ai cũng có thể thực hiện khảo sát thị trường với chi phí thấp và độ chính xác cao cho từng sản phẩm cụ thể. Quan trọng là doanh nghiệp phải thay đổi tư duy kinh doanh và lựa chọn công nghệ phù hợp.Chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, mở rộng thị trường, chị Nguyễn Khanh, người sáng lập thương hiệu thời trang Viviane cho biết, nếu biết tận dụng các ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử có thể giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng lên từ 30 -70% so với phương thức kinh doanh truyền thống.Theo chị Nguyễn Khanh, các ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội hiện nay không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí về mặt bằng, chi phí quảng cáo mà còn giúp doanh nghiệp lan tỏa thông tin một cách nhanh chóng đến nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các công cụ này, doanh nghiệp phải đầu tư hợp lý và không ngừng đổi mới sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh và truyền tải thông điệp đến khách hàng./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn ngân hàng
16:25' - 11/10/2017
Thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, hiện chỉ có 30% số DNNVV tiếp cận được vốn ngân hàng.
-
DN cần biết
Cách nào thúc đẩy tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
18:02' - 05/10/2017
Điều đáng nói là nguồn vốn luôn sẵn sàng, nhưng chính các tổ chức tín dụng cũng đang gặp không ít khó khăn trong việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Khai mạc Hội nghị các Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC
13:28' - 15/09/2017
Sáng 15/9, Hội nghị các Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC lần thứ 24 chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số” đã khai mạc
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang "vật lộn" do khả năng cạnh tranh kém
12:02' - 13/09/2017
Ngày 13/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên họp lần thứ 45 của Nhóm công tác doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Pháp mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn
15:35'
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về quan hệ hai nước khi được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường Thái Lan vẫn còn dư địa cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam
15:34'
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn lực đưa cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng về đích sớm
14:53'
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đoạn qua tỉnh An Giang đang được đẩy nhanh thi công với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ đạt tiến bộ tích cực
13:04'
Vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức từ ngày 19-22/5/2025 tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu chi trả hỗ trợ học phí theo phương thức cấp trực tiếp
10:47'
Theo dự thảo Nghị quyết, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ học phí đối với cả trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
-
Kinh tế Việt Nam
3 thành phố của Việt Nam đều tăng bậc trên Bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu 2025
10:44'
Trung tâm Nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu StartupBlink vừa công bố Bảng xếp hạng “Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2025”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đã đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật
09:34'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến xây dựng 2 Dự án luật và 4 Đề nghị xây dựng Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông
08:12'
Dự thảo Nghị quyết bổ sung các đối tượng được miễn, hỗ trợ đóng học phí là: Trẻ em mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục; học sinh trung học phổ thông...
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu: Thông điệp mạnh mẽ từ người đứng đầu
21:14' - 21/05/2025
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, hàng loạt vụ sữa, thực phẩm, thuốc và phụ gia giả... bị phát hiện sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, động thái vào cuộc mạnh mẽ của các bộ ngành.