“PVN thoái vốn thì OceanBank cũng không có khả năng thanh toán”
Tại Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), đại diện Viện Kiểm sát nhiều lần khẳng định có đủ căn cứ xác định hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại mất toàn bộ số vốn 800 tỷ đồng mà PVN đã góp vào OceanBank.
Về nội dung này, các luật sư bào chữa cho các bị cáo tại Phiên tòa cho rằng, số tiền 800 tỷ đồng góp vốn không bị mất do sau khi Ngân hàng Nhà nước mua lại OceanBank giá 0 đồng, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại TNHH một thành viên Đại Dương (OceanBank mới) vẫn giữ nguyên 4.000 tỷ đồng, chỉ là sự chuyển giao vốn Nhà nước từ PVN sang OceanBank (mới).Việc PVN mất vốn 800 tỷ đồng là do Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông OceanBank với giá 0 đồng và cũng do Chính phủ yêu cầu PVN dừng thoái vốn.
Hội đồng xét xử nhận thấy, việc Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông OceanBank là quan hệ mua bắt buộc giữa Ngân hàng Nhà nước với các cổ đông của OceanBank, không phải là quan hệ chuyển giao vốn của Nhà nước từ cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước như PVN sang OceanBank (mới). Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Các tổ chức tín dụng, vốn điều lệ là vốn cổ đông đã thực góp, được ghi nhận tại Điều lệ và Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (ngân hàng). Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có thể có lãi, có thể bị lỗ.Khi có lãi sẽ làm tăng giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. Khi bị lỗ sẽ làm giảm giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ.
Nhưng trong mọi trường hợp, theo quy định của pháp luật, vốn điều lệ vẫn được ghi nhận tại Điều lệ và Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng giá trị các cổ đông đã góp trước đây. Trong trường hợp này, mặc dù vốn điều lệ của OceanBank (mới) ghi 4.000 tỷ đồng nhưng giá trị thực của vốn điều lệ là số âm rất lớn.
Theo kiến nghị tại Bản án hình sự sơ thẩm số 330/2017/HSST ngày 29/9/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc mua bắt buộc cổ phần của tổ chức tín dụng với giá 0 đồng: Kiến nghị Chính phủ xem xét, đánh giá lại cơ chế, chính sách mua cổ phần của các tổ chức tín dụng với số tiền 0 đồng đã thực hiện với một số tổ chức tín dụng, trong đó có OceanBank cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.Điều đó không có nghĩa là trùng với quan điểm của luật sư cho rằng tài sản của OceanBank vẫn còn và việc mua 0 đồng là sai.
Ở đây, việc kiến nghị này là căn cứ khoản 12 Điều 4 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; khoản 2 Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng khẳng định khi ngân hàng có xu hướng lỗ, mất khả năng thanh khoản, không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn, Nhà nước phải mua bắt buộc.
Năm 2014, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra, giám sát toàn bộ tài sản và nguồn vốn của OceanBank, trong đó có phần vốn góp của PVN và đã kết luận thực trạng hoạt động tín dụng và thực trạng tài chính của OceanBank đến thời điểm 31/3/2014, các khoản nợ xấu của OceanBank là gần 15.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng dư nợ toàn hệ thống, lợi nhuận trước thuế lỗ trên 10.000 tỷ đồng, bằng 249,63% vốn chủ sở hữu, tức âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần, nợ xấu và thất thoát vốn, thua lỗ lũy kế hàng năm, mất khả năng thanh khoản. Ngày 7/5/2014, PVN đã có Công văn số 2957/DKVN-TCKT xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc thoái vốn tại OceanBank.Ngày 12/6/2014, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 4327/VPCP-ĐMDN đồng ý cho PVN thoái vốn; nhưng đến ngày 25/6/2014, Văn phòng Chính phủ lại có Công văn số 1116/VPCP-ĐMDN yêu cầu PVN dừng việc thoái vốn.
Giả sử Chính phủ cho PVN thoái vốn, OceanBank cũng không có khả năng thanh toán khi đến thời điểm 31/3/2012 OceanBank đã thua lỗ lũy kế hàng năm, mất khả năng thanh khoản và đến thời điểm 31/3/2014 đã âm vốn chủ sở hữu 2,5 lần.
Nếu có cho thoái vốn cũng chỉ là chuyển thiệt hại từ PVN sang doanh nghiệp khác mà thôi. Vì vậy, Hội đồng xét xử không có chấp nhận luận cứ nêu trên của các luật sư.
Tại phiên tòa, bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Hội đồng Thành viên PVN) cho rằng ngày 14/3/2011, Hội đồng Thành viên PVN ban hành Nghị quyết số 621/NQ-DKVN thông qua nội dung Biên bản số 601 ngày 11/3/2011 về công tác đổi mới và tái cấu trúc Tổng Công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC - công ty con của PVN) năm 2011, trong đó giao Tổng Giám đốc Tập đoàn chỉ đạo thực hiện chuyển nhượng cổ phần của Tập đoàn tại OceanBank cho PVFC, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.Như vậy, Hội đồng Thành viên PVN đã có chỉ đạo Tổng Giám đốc phải thực hiện việc thoái vốn tại OceanBank từ năm 2011.
Hội đồng xét xử nhận thấy, việc thoái vốn của PVN tại OceanBank phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép, phải có lộ trình và được thực hiện đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật.Nghị quyết số 621/NQ-DKVN ngày 14/3/2011 của Hội đồng Thành viên PVN về việc công tác đổi mới doanh nghiệp và tái cấu trúc PVFC không nằm trong lộ trình thoái vốn của PVN tại OceanBank. Do đó, không có cơ sở chấp nhận lời khai này của bị cáo Đinh La Thăng.
Ngoài ra, tại phiên tòa, bị cáo Đinh La Thăng và luật sư bào chữa còn nêu ra có hai doanh nghiệp (một doanh nghiệp nước ngoài và một doanh nghiệp trong nước) chào mua cổ phần của PVN tại OceanBank nhưng bị cáo Đinh La Thăng và luật sư không có tài liệu, chứng cứ chứng minh việc này. Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử cho rằng có đủ cơ sở khẳng định bị cáo Đinh La Thăng có vai trò chính trong việc thực hiện hành vi làm trái gây hậu quả mất vốn 800 tỷ đồng của PVN.Căn cứ quy định của pháp luật, việc truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với bị cáo Đinh La Thăng là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật./.
Xem thêm:>>>Xét xử vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank: Bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt 18 năm tù
>>>Tuyên án phiên tòa xét xử vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xét xử vụ góp vốn vào OceanBank: Các bị cáo xin được hưởng khoan hồng của pháp luật
20:57' - 24/03/2018
Chiều 24/3, phiên tòa xét xử vụ án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) được tiếp tục với phần tranh luận.
-
Kinh tế và pháp luật
Diễn biến xét xử vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank
20:08' - 23/03/2018
Ngày 23/3, phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào OceanBank tiếp tục với phần tham gia tranh luận của các luật sư.
-
Kinh tế và pháp luật
Đề xuất mức án đối với các bị cáo trong vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank
06:30' - 23/03/2018
Ngày 23/3/2018, phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) sẽ tiếp tục phần tranh luận.
-
Kinh tế và pháp luật
Tranh luận về tính pháp lý của thỏa thuận góp vốn vào OceanBank
19:46' - 22/03/2018
Chiều 22/3, tiếp tục phần tranh luận tại Phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Boeing chấp nhận chi 1,1 tỷ USD để tránh bị truy tố
08:15'
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Tập đoàn Boeing đã đạt thỏa thuận sơ bộ với Bộ Tư pháp Mỹ nhằm tránh bị truy tố hình sự liên quan 2 vụ tai nạn máy bay 737 MAX, khiến tổng cộng 346 người thiệt mạng.
-
Kinh tế và pháp luật
Tòa án Mỹ ngăn chặn kế hoạch loại bỏ Bộ Giáo dục của Tổng thống D.Trump
07:00' - 24/05/2025
Tòa liên bang Mỹ mới đây đã ngăn cản chính quyền Tổng thống Donald Trump sa thải hàng nghìn viên chức của Bộ Giáo dục (DOE).
-
Kinh tế và pháp luật
Thu giữ trên 5 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu tại Cao Bằng
19:35' - 23/05/2025
Cơ quan chức năng đã kiểm tra thu giữ hơn 5 tấn sản phẩm hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc và thực phẩm nhập lậu.
-
Kinh tế và pháp luật
Kiến nghị điều tra sai phạm tại dự án Khu đô thị mới Bình Mỹ, An Giang
15:32' - 23/05/2025
Thanh tra huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) đã ban hành Kết luận thanh tra số 94/KL-TTr ngày 13/5/2025 thanh tra toàn diện dự án Khu đô thị mới Bình Mỹ (tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú).
-
Kinh tế và pháp luật
Công ty Thanh Bình An Lạc Viên phải hoàn trả gần 11 tỷ đồng cho người dân
14:02' - 23/05/2025
Công ty phải trả lại cho 20.146 người bị thiệt hại, tổng số tiền 10.815.900.000 đồng (mười tỷ tám trăm mười lăm triệu chín trăm nghìn đồng) đối với các khoản tiền đã thu phí dịch vụ cao hơn quy định.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử lý nghiêm, không để xảy ra buôn bán hàng giả, hàng lậu
13:56' - 23/05/2025
Ngày 23/5, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
-
Kinh tế và pháp luật
Tạm giữ hình sự Chủ tịch UBND phường Trảng Dài
07:34' - 23/05/2025
Cơ quan chức năng đang tạm giữ hình sự Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trảng Dài (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cùng 5 người khác để điều tra hành vi “môi giới hối lộ” và “nhận hối lộ”.
-
Kinh tế và pháp luật
Cách tính lương hưu và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
07:00' - 23/05/2025
Mức lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật BHXH năm 2014 và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ.
-
Kinh tế và pháp luật
Hải quan phát hiện một loạt lô hàng giá trị lớn vi phạm về xuất xứ hàng hóa
23:04' - 22/05/2025
Cục Hải quan qua công tác phối hợp phát hiện một số lô hàng nhập khẩu, quá cảnh có dấu hiệu nghi vấn vi phạm pháp luật hải quan; nhiều vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa.