4 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Tại Hội thảo “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Cơ hội và thách thức” trong khuôn khổ Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2017 diễn ra tại Cần Thơ do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 24/11, Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã chỉ ra 4 điểm nghẽn trong đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, nhận thức về nông nghiệp công nghệ cao và thị trường khoa học công nghệ còn nhiều bất cập; quy hoạch không gian và yêu cầu tích hợp trong quy hoạch phát triển các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao ở Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều tồn tại, hạn chế; chưa có không gian đủ lớn hoặc tiềm lực đầu tư lớn trên diện tích nhỏ cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thị trường tiêu thụ, hệ thống tiêu thụ chưa đủ mạnh và ổn định, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho nông sản công nghệ cao chưa rõ ràng. Ông Trần Hữu Hiệp cho rằng, các điểm nghẽn trên cần được nhận diện và có giải pháp khơi thông để nông nghiệp công nghệ cao của Đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển.Những vấn đề còn tồn tại đó phải được nhận thức đúng đắn, có giải pháp khả thi, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho vùng để đến năm 2050 tỉ trọng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 80% theo Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chinh phủ về “Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi với biến đổi khí hậu”.
Với diện tích đất tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, dân số gần 18 triệu người, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực rộng và đông dân cư thứ hai trong các vùng kinh tế của Việt Nam. Đây là trung tâm sản xuất nông nghiệp, hàng năm đóng góp 55% sản lượng lương thực, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây, 65% lượng nuôi thủy sản và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Thời gian qua, triển khai nông nghiệp công nghệ cao dù được nhiều địa phương trong vùng quan tâm thực hiện, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế.Đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã có 2/3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.
Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp đã đề xuất 5 giải pháp để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, cần quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo vùng, theo quy mô liên kết vùng trên cơ sở cung - cầu của thị trường; các địa phương cần tạo môi trường thuận lợi để thiết lập và tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người dân và giữa người dân nhằm hình thành mối liên kết sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phảm… Cũng theo ông Hiệp, trong quy hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần tránh tình trạng mỗi địa phương tự làm, tỉnh nào cũng có khu nông nghiệp công nghệ cao, trong khi nguồn lực đầu tư hạn hẹp, dàn trải. Nhận định từ các chuyên gia cho thấy, hệ thộng pháp lý chưa đảm bảo chế tài đủ mạnh bảo vệ nhà đầu tư, nhà sản xuất, ràng buộc trách nhiệm nhà thương mại về truy xuất nguồn gốc nông sản. Thực trạng này đang tác động tiêu cực trở lại, ảnh hưởng xấu đến đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long (HATRI) chia sẻ: Có 3 thách thức mà nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đang phải đối diện: kế hoạch vốn đầu tư bao nhiêu trong chặng đường trước mắt hoặc lâu dài, thị trường ở đâu và ai là đối tác trong phối hợp tổ chức, quản lý. Theo bà Lang, không phải nhà đầu tư nào vào nông nghiệp công nghệ cao đều có thể đem lại thay đổi tích cực, thậm chí sẽ là “thảm họa” nếu trồng trên quy mô lớn mà không có đầu ra. Do đó, tổ chức lại sản xuất là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết. Trong đó, đầu tư và phát triển khoa học công nghệ, tăng cường ứng dụng những công nghệ này vào sản xuất nông nghiệp mới là nội dung cốt lõi trong tái cấu trúc nông nghiệp Việt Nam. Do vậy, cần phải nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp, trong đó tập trung đào tạo, tập huấn kỹ thuật và chuyển giao cho doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Sắp diễn ra hội chợ triển lãm nông nghiệp công nghệ cao Tiểu vùng Đồng Tháp Mười
18:52' - 15/11/2017
Có hơn 250 gian hàng của các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và TP.HCM tham gia hội chợ Hội chợ triển lãm nông nghiệp công nghệ cao Tiểu vùng Đồng Tháp Mười.
-
Kinh tế & Xã hội
Xúc tiến phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội
13:04' - 25/10/2017
Sáng 25/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội tổ chức tọa đàm xúc tiến phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giải pháp để ứng phó biến đối khí hậu
16:17' - 12/10/2017
Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, mỗi năm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng do hậu quả của biến đổi khí hậu, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng chính thức có vùng nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên
17:43' - 07/09/2017
Ngày 7/9, UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định công nhận Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên đối với làng hoa Thái Phiên (Phường 12).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.