Bên lề kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV: Luật Cạnh tranh cần quy định cụ thể hơn nữa
Đa số các đại biểu đều cho rằng, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) lần này cần phải quy định cụ thể hơn nữa các nội dung, điều, khoản. Bên lề kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV, phóng viên TTXVN đã ghi lại những ý kiến của các đại biểu Quốc hội về vấn đề này.
* Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Thái Bình): Cụ thể hoá các nội dung trong Luật
Trong dự thảo Luật lần này có quy định rất quan trọng, "khi có sự mâu thuẫn giữa Luật này với các Luật chuyên ngành thì phải áp dụng Luật này". Tôi cho rằng, điều đó không phù hợp, trong Luật Cạnh tranh cần phải quy định một số lĩnh vực đặc thù, nhưng ít để Nhà nước hoàn toàn có thể chủ động can thiệp vào thị trường.
Cụ thể, đối với các lĩnh vực như ngân hàng và viễn thông. Theo như thông lệ quốc tế và hướng dẫn của Asean đều khuyến cáo các quốc gia nên có những loại trừ trong Luật Cạnh tranh đối với một số lĩnh vực đặc biệt mà Nhà nước phải can thiệp. Do đó, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) nên bổ sung, sửa đổi quy định này theo hướng như vậy.
Tôi cũng đề nghị, trong Luật Cạnh tranh còn những quy định chung chung cần phải được cụ thể hoá. Đồng thời, nên có một câu trong quy định để khi mọi người, doanh nghiệp tiếp cận Luật này hiểu được rằng, ngoài quyền đưa ra các kiến nghị để xử lý các vụ vi phạm theo trình tự của cơ quan cạnh tranh thì còn có thể kiện ra toà án dân sự.Mặc dù điều này đã được quy định trong Luật Dân sự, tuy nhiên vẫn cần có thêm một câu như vậy để mọi người có thể bảo vệ quyền lợi của mình và không nhất thiết phải thông qua cơ quan quản lý cạnh tranh.
Đối với cơ quan quản lý cạnh tranh, tôi cho rằng điều quan trọng là tính độc lập và hiệu quả trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến cạnh tranh chứ không phải là nằm ở đâu. Tôi cũng thiên về ý kiến của Chính phủ, cơ quan cạnh tranh có thể nằm ở Bộ Công Thương nhưng phải đảm bảo tính độc lập và hiệu quả cao hơn là thành lập một cơ quan mới của Chính phủ.* Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Đoàn Nghệ An): Cần bổ sung các quy định khác cho phù hợp thực tế
Đối với cơ quan quản lý hành chính, tôi đồng tình theo ý kiến của Chính phủ. Đó là cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương. Bởi, trong điều kiện hiện nay, chúng ta đang thực hiện xây dựng tổ chức bộ máy mới và tinh giản biên chế.
Thực tiễn trong thời gian qua, trách nhiệm hoạt động cũng như tính chuyên nghiệp của cơ quan hành chính là điều cần phải lưu ý. Rất nhiều vấn đề qua báo cáo, tồn tại đó một phần là do chưa làm tốt trách nhiệm của mình.
Để giảm thiểu các vi phạm liên quan đến cạnh tranh thì hiện nay đã có các điều cấm. Trong tổng kết đánh giá của dự thảo Luật, đã có nhiều trường hợp bị xử lý về việc các cơ quan quản lý địa phương đã can thiệp không đúng đối với các vụ việc liên quan đến Luật Cạnh tranh.Tuy nhiên, trong dự thảo luật lần này đã có những điều cấm liên quan đến các hành vi này. Tôi cho rằng, có những điều cần phải cấm và cũng có những điều Nhà nước đang trực tiếp phải xử lý. Do vậy, Luật cần phải bổ sung các quy định khác nữa và phải cân nhắc thật kỹ.
* Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (Đoàn An Giang): Khắc phục bất cập
Tôi cho rằng Luật Cạnh tranh thời gian qua còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, đối với một thị trường phát triển và hội nhập như hiện nay thì Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được ban hành trong thời điểm này là phù hợp để khắc phục những bất cập, xử lý những hành vi ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh.Đối với dự thảo Luật này tôi cho rằng, vấn đề xuyên suốt là các hành vi bị cấm để chúng ta xử lý những trường hợp vi phạm trong vấn đề cạnh tranh. Riêng vấn đề xác định hành vi vi phạm, Ban soạn thảo đã đưa ra những vấn đề về đối tượng gây ra các hành vi vẫn còn chung chung.Điển hình như vấn đề thoả thuận hạn chế trong cạnh tranh. Đây là hành vi rất phổ biến, nhưng trong Luật lần này đưa những quy định vẫn còn ghi chung chung chưa cụ thể để các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm.Hoặc là các hành vi cấm trong các trường hợp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường (độc quyền) thì cũng xác định là các hành vi buôn bán hàng hoá dịch vụ dẫn đến hậu quả là loại bỏ đối thủ cạnh tranh.Ngoài ra, Luật chưa quy định cụ thể những nội dung khi xử lý và xác định đúng đối tượng chiếm lĩnh thị trường hay độc quyền. Riêng việc chiếm lĩnh thị trường có quy định là thế nào là chiếm lĩnh thị trường. Cụ thể, đối với 2 doanh nghiệp chiếm thị phần 50%, 3 doanh nghiệp chiếm 65% và 4 doanh nghiệp chiếm 75%.Nhưng hiện nay, để các cơ quan xác định được 2 hay 3 doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm (%) thì phải xây dựng cơ sở đồng bộ để cơ quan chức năng tổng hợp công bố số liệu này. Thực tế thì các cơ quan chức năng chưa thực hiện đồng bộ được các dữ liệu này.Do vậy, tôi cho rằng các quy định, xác định trong Luật này cần phải cụ thể hoá. Đồng thời, kèm theo những quy định đối với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải thực hiện để có được những xác định tỷ lệ theo nội dung mà Luật ban hành.Bên cạnh đó, Luật Cạnh tranh (sửa đổi) lần này cần phải quy định rõ đối tượng gây ra hành vi ảnh hưởng đến việc cạnh tranh không lành mạnh. Bởi, dự thảo Luật vẫn còn ghi định tính và chung chung, không bao hàm được hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.Liên quan đến bộ máy tổ chức, lần này Chính phủ cũng đưa ra 2 phương án: 1 là cơ quan cạnh tranh quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương; phương án 2 là trực thuộc Chính phủ. Theo tôi, để có được bộ máy mang tính chuyên nghiệp và độc lập, xử lý được các vấn đề thì nên làm theo phương án 2.Đồng thời, có những quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan cạnh tranh quốc gia đủ điều kiện chuyên nghiệp và mang tính độc lập để xử lý tốt nhất vấn đề cạnh tranh hiện nay./.- Từ khóa :
- quốc hội
- luật cạnh tranh
- kỳ họp
- thị trường
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội Thông qua dự án Luật Lâm nghiệp
09:49' - 15/11/2017
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, sáng 15/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua dự án Luật Lâm nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 17 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
20:15' - 14/11/2017
Ngày 14/11, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV ra Thông cáo số 17.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương
15:13' - 14/11/2017
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 4, chiều 14/11, với 88,39% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Anh sẽ được quyền bỏ phiếu thông qua thỏa thuận cuối cùng về Brexit
08:11' - 14/11/2017
Theo Bộ trưởng phụ trách đàm phán các vấn đề Brexit của Anh David Davis, quốc hội Anh sẽ có quyền xem xét, sửa đổi và bỏ phiếu thông qua thỏa thuận cuối cùng về việc Anh rời EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ từng nút thắt, quyết thông tuyến cao tốc qua Cao Bằng, Lạng Sơn năm 2025
10:39'
Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức đối tác công tư có tổng chiều dài tuyến hơn 121 km, đi qua địa phận 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới
22:16' - 11/04/2025
Tại Lễ Tôn vinh hợp tác xã tiêu biểu và trao Giải "Coop Star Awards 2025", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công
21:57' - 11/04/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng
21:38' - 11/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các dự án tồn đọng (Ban Chỉ đạo).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Triển khai rốt ráo 8 dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng
21:24' - 11/04/2025
Chiều 11/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch VCCI: Tranh thủ bối cảnh để trong "nguy thấy cơ và bay lên"
20:30' - 11/04/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công về nguy cơ thương chiến toàn cầu; cũng như những khuyến nghị để thích ứng với bối cảnh đầy thách thức này.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đẩy nhanh triển khai các dự án lớn để thúc đẩy tăng trưởng
19:48' - 11/04/2025
Thành phố Cần Thơ đang quyết liệt triển khai các dự án đầu tư lớn trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển đầu tư công và đầu tư tư để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn biển công trình điện mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
19:35' - 11/04/2025
Chiều 11/4, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) tổ chức Lễ gắn biển công trình "Cải tạo Trạm biến áp 110kV Hỏa Xa", chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng biến với chính sách áp thuế của Hoa Kỳ
19:13' - 11/04/2025
Chiều 11/4, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với các doanh nghiệp về chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.