Bước ngoặt của ngành điện Việt Nam - Bài 5: Sự phát triển không tương ứng
Cụ thể, miền Bắc về cơ bản vẫn thực hiện theo phương thức cũ, với tổ chức Công ty Điện lực - Sở Điện lực - Chi nhánh điện trong công tác kinh doanh bắt đầu nghiên cứu và thí điểm làm hóa đơn qua máy tính cổ điển.
Công ty Điện lực 1 đặt 8 máy tính tại số 2F Quang Trung, Hà Nội để làm hóa đơn tiền điện và làm hóa đơn nhiều giá.
Tại miền Trung vẫn tiếp tục thu tiền điện trực tiếp tại các chi nhánh điện lực, Sở Điện lực và bắt đầu nghiên cứu lập hóa đơn trên máy tính. Miền Nam làm hóa đơn tiền điện trên máy tính IBM, tập trung cho toàn bộ các cơ sở của Công ty Điện lực 2.
Trong thời gian này, tình hình cung cấp điện của cả nước vẫn tiếp tục căng thẳng, nhất là sau những năm 1980. Sản lượng điện sản xuất không đáp ứng được nhu cầu phụ tải cả về lượng và chất; chu kỳ cắt điện luân phiên lại tiếp diễn ở cả 3 miền, thậm chí khi bão lũ, ngập úng phải cắt điện công nghiệp và điện sinh hoạt ở nhiều vùng dân cư.
Việc đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vẫn còn một khoảng cách dài và trở thành bài toán khó đối với ngành.
Nguyên nhân sâu xa được nhìn nhận là giai đoạn này, kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Nước ta không còn nhận được nguồn viện trợ dồi dào từ bên ngoài.
Trong khi đó, hậu quả khốc liệt của các cuộc chiến tranh còn ghi đậm dấu ấn trên nhiều vùng, miền nước ta.... Kinh tế chậm phát triển đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các ngành công nghiệp; trong đó có ngành Điện.
Hơn nữa, trong quá trình thực hiện, nước ta cũng chưa đề ra được chủ trương, phương hướng cụ thể về điện khí hóa hợp lý, chưa có bước đi phù hợp với tiềm lực kinh tế, tiềm lực năng lượng ban đầu của đất nước.
Ngành Điện tuy đã có nhiều biện pháp cố gắng phục hồi các nhà máy thủy điện, để bù vào nguồn điện thiếu hụt từ nhiệt điện, nhưng do những hạn chế, yếu kém về chất lượng thiết bị và kỹ thuật, việc nâng công suất phát ra của những cơ sở này ít kết quả.
Trong Báo cáo tổng kết 25 năm ngành Điện Việt Nam (1955 - 1980), bên cạnh những kết quả và thành tựu, Bộ Điện và Than đã thẳng thắn chỉ ra và làm rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những yếu kém, bất cập của ngành, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích.
Đó là bản chất của vấn đề điện khí hóa chưa được nghiên cứu đến nơi đến chốn. Trong nhiều năm, chúng ta mới thực hiện được một phần cơ bản về cung cấp điện, trong khi vấn đề điện khí hóa còn liên quan trực tiếp đến cả các vấn đề về giáo dục nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức hiểu biết về điện lực; vấn đề học tập, vận dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất. Việc lập kế hoạch để triển khai điện khí hóa còn đơn giản, nhất là chưa xác định một cách cụ thể, khả thi nguồn vốn của điện khí hóa.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa tính toán đầy đủ và sát thực tế dẫn tới lúng túng trong khâu phân phối điện; chưa nắm chắc nhu cầu phụ tải cũng như chưa phân loại tốt phụ tải.
Có nơi khi xảy ra tình huống xấu đã xử lý cắt điện không hợp lý, gây thiệt hại cho đơn vị sản xuất và các hộ dân.
Báo cáo đã chỉ ra việc ngành chưa nắm chắc định mức và sử dụng định mức đó như một công cụ sắc bén trong việc cung cấp điện.
Ngành Điện cũng đã nhiều lần đặt vấn đề đo, ghi, lập định mức nhưng vào thời điểm đó vẫn chưa thực hiện được...
Thống kê của ngành Điện cho thấy công suất và sản lượng điện của miền Nam vẫn là lớn nhất, tiếp đến là miền Bắc và sau cùng là miền Trung, tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế thực tế của 3 miền.
Đồng thời cũng cho thấy có những bất hợp lý nhất định về công suất và sản lượng điện, nhất là ở khu vực miền Bắc.
Đó là công suất nguồn khá cao (590MW), nhưng làm ra sản lượng điện lại thấp (606 triệu kWh), trong khi khu vực miền Nam với công suất nguồn chỉ nhỉnh hơn miền Bắc là khoảng 58MW, nhưng lại có sản lượng điện lên tới 1.280 triệu kWh, hơn gấp đôi sản lượng điện miền Bắc. Khu vực miền Trung cũng vậy. Công suất nguồn (105MW) trong khi sản lượng điện chỉ đạt 80 triệu kWh.
Lý giải về sự phát triển không tương ứng của hoạt động điện lực giai đoạn này có hai nguyên nhân chủ yếu: Một là chiến tranh biên giới ngày 19/2/1979 kéo dài một số năm đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, nghề; ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân khu vực miền Bắc và cả miền Trung, khiến sản lượng điện tiêu thụ giảm rõ rệt, cho dù công suất thiết kế, lắp đặt của các nhà máy điện ở miền Bắc có khá hơn.
Thứ hai vấn đề tổn thất điện năng lớn, gây lãng phí chưa được kịp thời giải quyết, thậm chí có xu hướng ngày càng trầm trọng, cũng góp phần vào tình trạng thiếu điện liên miên trong những năm 1975 - 1980 và cả ở những giai đoạn sau./.
- Từ khóa :
- điện
- ngành điện
- điện lực
- điện việt nam
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Hiện đại hóa ngành điện Tp.Hồ Chí Minh
10:55' - 30/04/2018
Ngay sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), điện lực Tp.Hồ Chí Minh nhanh chóng tiếp quản, khôi phục năng lực lưới điện đã xuống cấp và bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh.
-
Doanh nghiệp
Ngành điện đầu tư 268 tỷ đồng cho 6 công trình điện tại Vĩnh Long
15:19' - 28/04/2018
Trong giai đoạn 2019-2020, EVN sẽ hoàn thành 6 công trình với tổng mức đầu tư 268 tỷ đồng tại tỉnh Vĩnh Long.
-
Doanh nghiệp
Tổng công ty Phát điện 1 đẩy nhanh cổ phần hóa
09:36' - 28/04/2018
EVNGENCO1 phối hợp với Liên danh tư vấn giải trình về phương án xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp với EVN và các bộ ngành liên quan để đảm bảo tiến độ công bố giá trị doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.
-
Doanh nghiệp
BIC được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam
15:00' - 21/11/2024
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa nhận giải thưởng Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam khối doanh nghiệp lớn.
-
Doanh nghiệp
Thái Lan muốn chuyển 100% nợ của Thai Airways International thành cổ phiếu
15:05' - 20/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đang chuẩn bị chuyển đổi nợ của hãng hàng không quốc gia Thai Airways International thành vốn chủ sở hữu.
-
Doanh nghiệp
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics
13:46' - 20/11/2024
Ngày 20/11, Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
13:20' - 20/11/2024
Thừa cân, béo phì và chế độ ăn thiếu chất xơ, uống nhiều nước ngọt và đồ uống có cồn dẫn đến tăng huyết áp và các rối loạn chuyển hóa. Điều này kéo theo nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.
-
Doanh nghiệp
Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - Đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”
13:03' - 20/11/2024
Ngay sau khi ra mắt, nhiều sự kiện đặc quyền đã được Câu lạc bộ Hoàng Gia lên kế hoạch tổ chức giúp các thành viên tận hưởng trọn vẹn cuộc sống thượng lưu trên “đảo tỷ phú” Vũ Yên.
-
Doanh nghiệp
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
11:31' - 20/11/2024
Vinamilk đã có bước tiến lớn trong hành trình phát triển bền vững, thể hiện qua những thành tựu nổi bật về giảm thiểu tác động lên môi trường và trách nhiệm xã hội.