Các đại biểu Quốc hội nói gì về việc khởi tố vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) để điều tra về hai tội danh “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Đây là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, sáng 14/6, nhiều đại biểu Quốc hội đã có ý kiến về vấn đề này.
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẳng định, bất kể cá nhân, cơ quan, tổ chức nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hình sự, hành chính hoặc kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Vụ việc ở xã Đồng Tâm nói riêng và các vụ vi phạm pháp luật khác nói chung, nếu có dấu hiệu của tội phạm buộc phải khởi tố, không có trường hợp nào ngoại lệ.
Tuy nhiên, theo đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, trong pháp luật có quy định những tình tiết giảm nhẹ, hoặc miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính.
Trên cơ sở đó, pháp luật sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm để quyết định. “Kể cả khởi tố vẫn có thể miễn trách nhiệm hình sự và miễn xử phạt; cũng có thể xử mà cho hưởng án treo hoặc xử theo hình thức rất nhẹ là cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ; áp dụng những biện pháp cưỡng chế thấp nhất theo quy định của pháp luật. Vấn đề quan trọng nhất là phải thực thi pháp luật cho đúng”, đại biểu cho biết.
Chia sẻ với tâm tư của cử tri khi quyết định khởi tố được ban hành, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, người dân Đồng Tâm sẽ nghĩ là họ đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị coi là tội phạm nên hoang mang.
Tuy nhiên, đứng trước góc độ của một đại biểu Quốc hội và một người làm việc trong lĩnh vực tư pháp, đại biểu Hồng Hà tin rằng pháp luật sẽ đại lượng và công bằng đối với những trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả cũng như tinh thần hợp tác đối với các cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện và xử lý tội phạm.
Theo đại biểu, vụ việc ở Đồng Tâm cần xử phạt ở mức giáo dục là chính. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, bản thân ông có rất nhiều cảm xúc khi biết cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án.
Tuy nhiên, cơ quan pháp luật khởi tố là thủ tục bình thường. Việc xem xét trên bình diện pháp luật các vấn đề là cần thiết và phải có sự công bằng để bảo đảm quyền, trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề nghị, cần xem xét nguyên nhân dẫn tới phản ứng của người dân Đồng Tâm một cách thấu tình, đạt lý.
Họ là nông dân biết giữ gìn thanh danh của một xã anh hùng, mong muốn được yên ổn làm ăn như những vùng quê khác và không cố tình gây ra vụ này.
Việc tạm giữ 38 cán bộ, chiến sĩ, người dân nhận thức được đó là hành động vi phạm pháp luật nhưng vì bất đắc dĩ mà trót thực hiện.
Theo đại biểu, một trong những hành động chứng minh điều đó là tại buổi đối thoại với Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, lời đầu tiên trong bản trình bày, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm đã thay mặt nhân dân nhận lỗi.
Liên quan đến bản cam kết của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung với người dân xã Đồng Tâm, trong đó có nội dung “không truy tố”, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, vào thời điểm nào đó, những hành vi chưa thể khẳng định được là vi phạm hành chính hay vi phạm hình sự, lời hứa của những người có trách nhiệm lúc đó có thể phù hợp.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, xét về lý, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung là người đứng đầu cơ quan hành pháp, không thể có quyền hạn như thế nên việc viết bản cảm kết là giải pháp tình huống, với mục đích tháo ngòi nổ để sự việc dịu đi là hoàn toàn dễ hiểu.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng hy vọng dư luận và bà con Đồng Tâm hết sức bình tĩnh và cơ quan Nhà nước nên xem xét, xử lý mọi việc có tình, có lý.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho biết, khi ông tiếp xúc với người dân xã Đồng Tâm, việc đầu tiên họ làm là gửi tâm thư và nhận lỗi, thừa nhận đã hành động sai.
Nội dung khởi tố lần này là những vi phạm như đập phá tài sản, bắt giữ người. Điều quan trọng là phải điều tra xem mức độ vi phạm đến đâu và đặt trong tương quan chung nhiều vấn đề từ phía dân, chính quyền, quản lý đất đai… mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng có truy cứu hay không truy cứu.
Đại biểu Dương Trung Quốc khẳng định, việc khởi tố vụ án là một khâu bắt buộc phải làm trong quá trình tố tụng để đảm bảo sự ổn định bền vững chứ không thể bỏ qua hay quên đi được.
Nhân dân và bản thân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đều không muốn có truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng khi chính quyền đã nhìn nhận và coi đây là bài học sâu sắc, vậy những gì vượt quá giới hạn cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo không xảy ra sự việc tương tự trong tương lai.
“Hôm qua, bà con xã Đồng Tâm có gọi điện cho tôi, tôi bảo trước hết mọi người nên bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề trên là tất yếu phải làm. Bà con cần hợp tác với cơ quan điều tra giúp làm sáng tỏ vấn đề”, đại biểu cho hay.
Đánh giá về phản ứng của người dân về việc này, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, yếu tố tâm lý rất quan trọng và mong muốn bên cạnh việc làm đúng pháp luật, cơ quan chức năng cần có cách tiếp cận để bà con có sự yên tâm.
Điều tra đúng, sai để đảm bảo những quy định của pháp luật, hướng đến sự ổn định bền vững lâu dài, nhưng những yếu tố khác liên quan đến quản lý đất đai, hành xử với cụ Kình, hay việc thanh tra… cũng phải làm sáng tỏ nguyên nhân và thông báo kết quả rõ ràng cho nhân dân.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở
15:04' - 14/06/2017
Sáng 14/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã "đăng đàn" trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Không để Đà Nẵng tự quyết vấn đề Sơn Trà
13:47' - 14/06/2017
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tiếp tục giải đáp phần tranh luận với đại biểu Quốc hội về vấn đề Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV: Quy hoạch bán đảo Sơn Trà làm nóng phiên chất vấn
19:32' - 13/06/2017
Quy hoạch bán đảo Sơn Trà đã làm nóng phiên chất vấn Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện chiều 13/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV: Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thừa nhận tồn tại
18:48' - 13/06/2017
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện thừa nhận công tác quản lý nhà nước của Bộ còn nhiều tồn tại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06' - 29/11/2024
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51' - 29/11/2024
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46' - 29/11/2024
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.