Các khu kinh tế ven biển cần hướng tới nền kinh tế các bon thấp
Để phát huy các tiềm năng của biển, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09 ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam, trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 các khu kinh tế ven biển sẽ đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước.
Với quy mô tăng trưởng khá nhanh, cơ cấu ngành, nghề chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các khu kinh tế ven biển của nước ta đã hình thành một số trung tâm phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Tuy vậy, việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trong các các khu kinh tế ven biển còn thiếu bền vững. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển mới, các khu kinh tế ven biển cần phát triển theo hướng đổi mới công nghệ, giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới nền kinh tế các bon thấp.
* Gia tăng phát thảiTheo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện cả nước có 17 khu kinh tế ven biển được thành lập, thu hút 254 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 42 tỷ USD và 1.079 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 805,2 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, Khu kinh tế Ninh Cơ, tỉnh Nam Định, nằm trong quy hoạch nhưng chưa được thành lập.Trải qua hơn 10 năm phát triển, các khu kinh tế ven biển đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Các dự án sản xuất kinh doanh trong các khu kinh tế đã lấp đầy 40% tổng diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Hiện một số dự án lớn quan trọng tại các khu kinh tế đã hoàn thành và đi vào hoạt động như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam (Khu kinh tế Dung Quất); Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải (Khu kinh tế mở Chu Lai); các nhà máy xi măng, nhiệt điện tại Khu kinh tế Nghi Sơn….Theo tính toán của Ban quản lý các khu kinh tế ven biển, tính chung các lĩnh vực phát triển kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tổng lượng phát thải khí CO2 của các khu kinh tế ven biển năm 2010 đạt trên 7,42 triệu tấn (bình quân lượng phát thải tính theo đầu người là 4,06 tấn CO2), chủ yếu là lượng phát thải của các nhà máy nhiệt điện.Dự báo đến năm 2020, tại các khu kinh tế ven biển sẽ có 15 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất là 16.629 MW theo phương án sản xuất điện cao; 13 nhà máy hoạt động với tổng công suất 11.678 MW theo phương án sản xuất điện trung bình và 11 nhà máy với tổng công suất 9.767 MW theo phương án sản xuất điện thấp. Như vậy, mức độ phát thải khí nhà kính của các nhà máy nhiệt điện tại các khu kinh tế ven biển sẽ rất lớn, dự tính vào năm 2020 sẽ tăng gấp 5,76 lần đối với phương án sản xuất điện thấp; 7,54 lần đối với phương án sản xuất điện trung bình và 11,09 lần đối với phương án sản xuất điện cao.* Tăng cường đổi mới công nghệCác chuyên gia Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, để đổi mới công nghệ nhằm giảm thiểu khí nhà kính trong các khu kinh tế ven biển, trong những năm tới Việt Nam cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm sự hài hòa lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên để phát triển bền vững; đồng thời cần triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính cho từng lĩnh vực phát triển kinh tế trong các khu kinh tế ven biển, trong đó đặc biệt chú trọng đến các ngành, lĩnh vực gây nhiều phát thải.Cụ thể là sản xuất năng lượng phải được nâng cao hiệu suất lò hơi thông qua cải tiến thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu suất, chất lượng các hệ thống lọc bụi tĩnh điện; sử dụng dầu DO trong quá trình khởi động lò, tiến hành lắp đặt hệ thống quan trắc để kiểm soát lượng thải, nhiệt độ, độ pH của nước xả lò trước khi xả ra môi trường; xây dựng phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Bên cạnh đó, cần phát triển năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời, tăng cường khai thác năng lượng sinh khối, nhằm cung cấp chất đốt sinh hoạt cho dân cư trong khu vực.Trong chăn nuôi nên tăng cường các biện pháp quản lý chất thải, kiểm kê, giám sát phát thải khí nhà kính; lồng ghép các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính vào các chương trình phát triển kinh tế; đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông. Nghiên cứu chọn, tạo các giống vật nuôi có khả năng hấp thụ, năng suất cao và chống chịu với biến đổi khí hậu; thay thế các loại gia súc năng suất thấp bằng các loại gia súc năng suất cao và phương thức cho ăn tốt hơn, giảm tổng lượng giảm phát thải trong khi vẫn duy trì hoặc tăng cung cấp sản phẩm vật nuôi (chuyển đổi từ bò, cừu và dê có lượng phát thải khí methane lớn, sang nuôi lợn và gia cầm).Ngoài ra, phổ biến các biện pháp nuôi dưỡng phù hợp để hạn chế bài xuất nitơ và phốt pho ra môi trường (sản xuất chăn nuôi cácbon thấp); phát triển các công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính; nghiên cứu khả năng phát điện từ năng lượng khí sinh học; tái phục hồi năng lượng và cải tiến quản lý chất thải gia súc. Trong trồng trọt, áp dụng chế độ ngập nước không liên tục so với ngập nước liên tục trên ruộng lúa sẽ hạn chế phát thải CH4, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hóa học…Đồng thời, xây dựng các tuyến giao thông ven biển nối liền các khu kinh tế làm cơ sở để tạo mối liên kết giữa các khu kinh tế ven biển; huy động các nguồn vốn (ODA, FDI, ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ) để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng trong các khu kinh tế. Để bảo đảm môi trường giao thông thân thiện, cần đồng bộ giữa phát triển giao thông với hệ thống thoát nước, cây xanh và giảm thiểu bê tông hóa trong quá trình xây dựng… Mặt khác, phải rà soát, từng bước loại bỏ công nghệ, phương tiện, thiết bị kém hiệu quả, không thân thiện với môi trường; tổ chức thí điểm và triển khai nhân rộng ứng dụng năng lượng tái tạo, công nghệ ít tiêu hao năng lượng (pin năng lượng mặt trời, đèn led...) vào các hạng mục chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông.Tại các cảng biển, bến cảng, khu chuyển tải, cơ sở sửa chữa tàu biển của các khu kinh tế ven biển phải trang bị phương tiện hiện đại tiếp nhận, hoặc trạm xử lý rác thải từ tàu. Nếu các cảng chưa trang bị phương tiện tiếp nhận thì phải ký kết với các tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp, thực hiện dịch vụ xử lý rác thải. Các phương tiện vận chuyển rác thải phải đáp ứng các yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; công nghệ xử lý rác thải từ tàu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam…/.- Từ khóa :
- kinh tế biển
- các bon thấp
- bộ công thương
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Cà Mau cần khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển
18:03' - 13/01/2018
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Cà Mau cần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế biển.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển
16:08' - 05/01/2018
Thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh đã từng bước được hoàn thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định
12:27' - 23/12/2017
Đây là tuyến đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có chiều dài toàn tuyến 46 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 2 đồng bằng...
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo “bứt phá” cho kinh tế biển miền Trung
13:25' - 19/12/2017
Vùng biển miền Trung chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn vùng biển Việt Nam, bao gồm các vùng biển trong phạm vi 200 hải lý, thềm lục địa và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Gỡ khó cho các dự án của Quảng Ninh cũng là cho cả nước
20:29' - 02/04/2025
Các dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục cấp phép đầu tư, nguồn nguyên liệu san lấp, quy hoạch chung của các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế nhập khẩu ethanol: Cần các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất
18:50' - 02/04/2025
Thị trường xăng sinh học tại Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động nhiều mặt khi giảm thuế nhập khẩu ethanol nên rất cần có các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cuba: Hướng tới hợp tác kinh tế toàn diện, hiệu quả và bền vững
18:38' - 02/04/2025
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại châu Á lớn thứ 2 của Cuba với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 134,7 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng hợp tác với thành phố Pyeongtaek (Hàn Quốc) về công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
18:27' - 02/04/2025
Tại buổi làm việc, hai bên đã ký kết thỏa thuận nhằm xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai thành phố.