Có 314/500 điều kiện kinh doanh ngành giao thông vận tải cần cắt giảm
Tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về danh mục rà soát điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 26/3 tại Hà Nội, hầu hết các doanh nghiệp, đại diện hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường thủy... đều đồng tình với đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải về việc rà soát, sửa đổi và bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh trong các quy định hiện hành.
Điều này được dự báo sẽ tác động lớn tới cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động lên quan tới lĩnh vực giao thông vận tải.
Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng, Vụ Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Giao thông Đường bộ 2008, Bộ Giao thông Vận tải đang xem xét và đánh giá lại hiệu quả thực hiện; trong đó, có cả quá trình rà soát các điều kiện kinh doanh đối với lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường thủy...Cũng đã có nhiều vấn đề bất cập nảy sinh, thậm chí nhiều quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không theo kịp với tình hình thực tiễn và những vấn đề của doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao cần rà soát, để đề xuất sửa đổi hoặc bãi bỏ những điều kiện kinh doanh nào không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thậm chí còn gây khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai và thi hành.
Theo đề xuất từ Bộ Giao thông Vận Tải, sẽ có tổng số 314/500 điều kiện kinh doanh và các quy định có liên quan tới ngành giao thông vận tải cần được cắt giảm và đơn giản hóa; trong đó, ngành hàng hải đề xuất 109/189 điều kiện kinh doanh (chiếm 57,6%), dịch vụ vận tải đa phương thức và vận chuyển hàng nguy hiểm có 15/31 điều kiện kinh doanh (48,3%), ngành đường sắt có 17/26 điều kiện kinh doanh (65,3%), lĩnh vực đường bộ đề xuất 83/127 điều kiện kinh doanh (66%), đường thủy có 37/49 điều kiện kinh doanh (75,5%) và hàng không có 53/78 điều kiện kinh doanh (67,9%). Riêng trong từng lĩnh vực, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Đường bộ cho biết, lĩnh vực giao thông đường bộ đề xuất bỏ điều kiện đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hay hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được phê duyệt.Ngoài ra, đề xuất bỏ các điều kiện kinh doanh khác nữa như xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh hay nơi đỗ xe đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật...
Khi được đặt câu hỏi về quản lý các loại hình taxi công nghệ, bà Thu Hiền nhấn mạnh, quan điểm của cơ quan soạn thảo là chủ trương khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các loại hình vận tải, kể cả vận tải hành khách và vận chuyển hàng hóa.Vấn đề đặt ra là quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trên các phương tiện vận tải ra sao. Nhất là sau vụ việc gây nhiều tranh cãi như taxi công nghệ của Uber, Grab cạnh tranh với taxi truyền thống thời gian qua.
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường biển, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Giao Thông Vận tải) cho biết, mục tiêu của việc đề xuất cắt giảm hơn 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành là nhằm dỡ bỏ các yêu cầu và điều kiện ra nhập thị trường của doanh nghiệp. Ngoài ra, chuyển dần từ công tác tiền kiểm sang hậu kiểm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.Những vấn đề còn phát sinh trong thực tiễn, cả doanh nghiệp, các hiệp hội và các cơ quan quản lý có liên quan sẽ cùng tiếp tục tổng hợp và đề xuất, kiến nghị chỉnh sửa trong thời gian sau đó.
Bà Nga cho hay, điểm đột phá trong những đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh của lĩnh vực vận tải đường biển chính là bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển, kể cả vận tải biển quốc tế hay yêu cầu phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng Việt Nam... Đối với các điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức và kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề xuất bỏ điều kiện phải có giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hay các yêu cầu như: phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông; phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng nguy hiểm; nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn (trưởng dồn; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; gác ghi), nhân viên hóa vận ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi hàng phải được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải.... Sau báo cáo danh mục rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh cần được cắt giảm và sửa đổi trong lĩnh vực giao thông vận tải, rất nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự đồng tình và thống nhất với đề xuất từ Bộ Giao thông Vận tải và kỳ vọng đề xuất sớm được xem xét để triển khai. Ông Vũ Đức Then, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải biển Diêm Điền đánh giá cao những đề xuất từ đơn vị soạn thảo và các cơ quan quản lý Nhà nước. Những nội dung đề xuất liên quan tới các điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực, về tài chính hay năng lực sản xuất, về phương tiện hay lao động... đang là những rào cản rất lớn đối với sự phát triển của đa phần các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hiện nay.Ông Then bổ sung thêm kiến nghị, cần bỏ điều kiện số 5, 6 về điều kiện kinh doanh vận tải biển nội địa và quốc tế; đồng thời, vấn đề phương tiện và người điều khiển phương tiện cần được làm rõ thêm trong dự thảo đề xuất danh mục rà soát các điều kiện kinh doanh cần cắt giảm và sửa đổi đề xuất gửi lên Quốc hội chờ xem xét.
Đại diện các doanh nghiệp ngành logistics ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội logistics Việt Nam tán thành những đề xuất cắt giảm các điều kiện kinh doanh vốn đang "kìm" chân doanh nghiệp.Ông Nguyễn Tương cũng đồng thời kiến nghị, bỏ thêm điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics nội địa vì trên thực tế, ngay cả các nước trong khu vực và quanh châu Á đều không áp dụng điều kiện này. Nếu bảo lưu là không mang tính thực tiễn.
Có thể thấy, danh mục rà soát điều kiện kinh doanh do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì và soạn thảo nhận được sự đồng thuận và tán thành từ đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, trên tinh thần hợp lý, khả thi và bảo đảm quyền, lợi ích của doanh nghiệp. Mong rằng, các đề xuất trên sẽ sớm được trình Quốc hội xem xét và triển khai, đáp ứng mong mỏi của người dân, doanh nghiệp và các nhà quản lý./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật giám đốc và phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Cần Thơ do thuộc cấp nhận hối lộ
16:01' - 23/03/2018
UBND thành phố Cần Thơ vừa triển khai quyết định kỷ luật đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phốn do thuộc cấp nhận hối lộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ tạo môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh doanh vận tải
17:00' - 22/03/2018
Ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà nước, vào sản xuất, phát triển dịch vụ đã đem lại lợi ích rất thiết thực cho người dân, cho xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn
19:20' - 21/03/2018
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai các giải pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị dùng chung trạm BOT Bắc Hải Vân cho 2 dự án
16:44' - 11/03/2018
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án tổ chức lại các trạm thu phí sử dụng đường bộ qua khu vực hầm Hải Vân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong phía Hoa Kỳ có chính sách thuế phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước
14:08'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam
12:36'
Sáng 3/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Hoa Kỳ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
12:34'
Thời gian gần đây, sân Mỹ Đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phần mặt cỏ và cơ sở hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
11:32'
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.