Có hiện tượng lợi dụng dự án nạo vét để khai thác cát trái phép
Ngày 18/5, tại thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), UBND các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh.
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh, trong năm 2017, các tỉnh tập trung xác định xong địa giới hành chính các tỉnh ở khu vực giáp ranh; phối hợp thả phao, cắm mốc địa giới hành chính ở các khu vực có vị trí nhạy cảm thường xuyên xảy ra hoạt động khai thác cát trái phép.Các tỉnh yêu cầu doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản thả phao, cắm mốc các điểm khép góc mổ được cấp phép để nhân dân và các cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát; tăng cường kiểm tra hệ thống đê, dọc kề các tuyến sông nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những sự cố sạt lở…
Cùng với đó, các tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác cát, nạo vét tuyến luồng đường thủy và giao thông đường thủy trên các tuyến sông khu vực giáp ranh giữa các tỉnh.Công tác tuần tra, kiểm tra được tăng cường để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ các phương tiện khai thác, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ cát không có nguồn gốc hợp pháp. Tổ chức điều tra và xử lý các sai phạm của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy và hoạt động khoáng sản.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu lên một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện quy chế phối hợp. Đó là công tác phối hợp giữa các ngành, các lực lượng của các tỉnh trong việc ngăn chặn, xử lý các đối tượng khai thác cát trái phép có lúc còn chưa chặt chẽ.Một số khu vực và địa phương còn xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép. Công tác kiểm tra giám sát hoạt động nạo vét đối với đơn vị thực hiện còn chưa chặt chẽ nên có những vị trí chưa đúng theo tiêu chuẩn thiết kế, lợi dụng dự án nạo vét để khai thác cát. Doanh nghiệp được được cấp phép khai thác không đúng vị trí, vượt công suất cho phép
Qua 3 năm thực hiện quy chế phối hợp, UBND tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình đã có nhiều văn bản chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai các giải pháp quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh giữa các địa phương.Nhờ đó, trật tự an toàn giao thông đường thủy cơ bản ổn định. Tình trạng vi phạm pháp luật giao thông đường thủy và hoạt động khai thác cát trái phép giảm đáng kể.
Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường thủy được nâng cao, góp phần đưa hoạt động khai thác khoáng sản và giao thông đường thủy trên tuyến đi vào nề nếp. Việc tranh chấp đất đai khu vực giáp ranh giữa các tỉnh hầu như không xảy ra, an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy trong khu vực cơ bản được đảm bảo, ổn định.
Các sở, ngành thường xuyên phối hợp để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm luật giao thông đường thủy, khai thác cát trái phép…Trong 3 năm thực hiện quy chế phối hợp, các cơ quan chức năng của 3 tỉnh đã tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản 5 trường hợp từ 2 tháng đến 1 năm; tịch thu 5 đầu máy hút cát, xử lý vi phạm hành chính 1.437 tổ chức, cá nhân, phạt tiền hơn 4,65 tỷ đồng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cấm khai thác cát trái phép, khai thác quá mức
15:40' - 18/05/2017
Về vấn đề khai thác cát hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, "không phải Thủ tướng Chính phủ cấm hết việc khai thác cát, nhưng cấm ở chỗ là khai thác trái phép, khai thác quá mức".
-
Ý kiến và Bình luận
Phải nhanh chóng tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế cát tự nhiên
09:59' - 17/05/2017
Với tốc độ xây dựng như hiện nay thì chỉ chưa đầy 15 năm nữa, nguồn cung cát sẽ cạn kiệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạm dừng khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng
18:29' - 16/05/2017
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh tạm dừng hoạt động khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng.
-
Kinh tế và pháp luật
Kon Tum: Lại phát hiện doanh nghiệp đắp đập trên sông Đăk Bla để khai thác cát
17:56' - 16/05/2017
Tại thời điểm phát hiện vi phạm, doanh nghiệp đang dùng phương tiện cơ giới đắp hai con đập có bề ngang 5m, chiều dài lần lượt là 56 và 44m bằng đất, đá, cát để hút cát.
-
Kinh tế Việt Nam
Mạnh tay xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép
07:51' - 20/04/2017
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện vẫn diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản tự phát và khó kiểm soát, làm thất thu ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra thông tin báo chí nêu về việc khai thác khoáng sản trái phép
17:00' - 14/04/2017
Thông tin báo chí mấy ngày gần đây đưa tin việc cấp phép khai thác khoáng sản diễn ra ồ ạt nhiều năm qua tại Hà Tĩnh đang gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu tới danh lam thắng cảnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.