Công nghiệp 4.0: Những thách thức và cơ hội với ASEAN
Các nhà lãnh đạo ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Báo Jakarta Globe số ra mới đây có đăng bài viết của tác giả Jay Menon thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với nội dung bài viết như sau:
Khi các nhà lãnh đạo nhóm họp tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 31 ở Philippines, họ cũng sẽ có nhiều hoạt động để kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN nhằm chứng minh cho thế giới thấy sự bền bỉ và phát triển của tổ chức này với vai trò là một trong những tổ chức thành công nhất trên thế giới.ASEAN đã biến khu vực Đông Nam Á từ nghi kị, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về chính trị, an ninh cũng như kinh tế.
ASEAN đã dần dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và sự hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Một trong những ưu tiên chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này sẽ là an ninh khu vực và giải quyết khủng hoảng gia tăng.
Bản tóm lược các kết quả chính từ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 49 đã nhấn mạnh rằng ưu tiên tổng thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN năm nay là "Hội nhập, Đổi mới tăng trưởng".Điều này sẽ được hỗ trợ bởi ba chiến lược: Tăng cường thương mại và đầu tư; lồng ghép các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) vào các chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển nền kinh tế theo hướng đổi mới.
Sự suy thoái kinh tế dường như đã chạm đáy và có những dấu hiệu cho thấy cả đầu tư tư nhân trong nước lẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang phục hồi đầy hứa hẹn ở các nước như Malaysia và Indonesia, đồng thời tiếp tục tăng mạnh ở các nước tiểu vùng sông Mekong.Để duy trì sự tăng trưởng này, các nước cần tiếp tục tiến hành những biện pháp cải cách. Những thành tựu đạt được về tự do hóa thuế quan đã được bù đắp một phần nhờ các biện pháp phi thuế quan vốn là một rào cản lớn đối với thương mại.
Một xu hướng mới và đang phát triển trong đầu tư xuyên biên giới liên quan đến các MSME đã được thể hiện trong Báo cáo Đầu tư của ASEAN mới đây.Nền kinh tế dựa vào đổi mới phải giải quyết những thách thức và cơ hội được trình bày trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4IR). Việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN đang là câu hỏi được các nhà lãnh đạo quan tâm.
Một trong những thách thức lớn của 4IR là sẽ gây ra tình trạng mất việc làm do tự động hóa cao và ngày càng tiên tiến của người máy cũng như trí thông minh nhân tạo.Việc mất việc làm sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ASEAN. Các công việc có tay nghề thấp chẳng hạn như công nhân dây chuyền lắp ráp có nguy cơ cao nhất. Bên cạnh đó, nhiều công việc dịch vụ như gia công quy trình kinh doanh cũng sẽ bị đe dọa.
Việc dịch chuyển nhiều lao động có tay nghề sẽ hạn chế tình trạng thất nghiệp tại nhiều nước và giúp duy trì tăng trưởng ở các nước tiếp nhận, đồng thời giúp chống lại sự bất bình đẳng về kinh tế giữa các quốc gia.Về trung hạn, các ngành công nghiệp mới sẽ phát triển và công nhân sẽ cần những kỹ năng mới. Việc đầu tư để nâng cao nguồn nhân lực phải bắt đầu ngay bây giờ. Hơn nữa, tốc độ thay đổi nhanh chóng đòi hỏi công tác đào tạo, huấn luyện phải bắt nhịp với tình hình mới. Một trong những cơ hội chủ yếu của 4IR như được nêu bật trong báo cáo là tiềm năng của "những công nghệ đột phá" để trao quyền cho các MSME. Hơn 90% doanh nghiệp trong ASEAN là MSME và họ cung cấp phần lớn việc làm tại các quốc gia thành viên.MSME thường bị hạn chế bởi thiếu tiếp cận với các dịch vụ kinh doanh và tài chính. Công nghệ Blockchain có tiềm năng làm tăng đáng kể an ninh đối với các giao dịch tài chính xuyên biên giới và hậu cần ngay cả ở các nước có dịch vụ tương đối kém phát triển. Công nghệ này có tiềm năng đem lại lợi ích cho các công ty nhỏ nhất ở các nước ASEAN nghèo nhất.Sự gia tăng của thị trường trực tuyến cũng tạo nền tảng cho MSME tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu. Vì vậy, 4IR tạo cơ hội để ASEAN đạt được mục tiêu bao hàm rộng hơn bằng cách lồng ghép MSME vào chuỗi giá trị toàn cầu.Tuy nhiên, 4IR cũng là một thách thức đối với khu vực để đầu tư vào con người nhằm tiếp tục phát triển thương mại và thu hút đầu tư cũng như cho phép các nền kinh tế dựa vào đổi mới.
Với những tác động không đồng đều của các công nghệ mới trong khu vực, việc thúc đẩy tăng trưởng tổng thể cũng phải được xem như là một trụ cột chính trong việc củng cố nền hòa bình trong khu vực. Sự bất bình đẳng về kinh tế gia tăng có thể nhanh chóng gây bất ổn xã hội và bất ổn chính trị.4IR mang lại những thách thức và cơ hội to lớn. Việc nắm bắt được sự tăng trưởng theo hướng 4IR và toàn cầu sẽ là điều cần thiết để đảm bảo cho ASEAN tiếp tục duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong quá trình phát triển của tổ chức này./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Hợp tác khoa học công nghệ thực phẩm trong cộng đồng kinh tế ASEAN
17:40' - 15/11/2017
Trong 2 ngày 15-16/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hội nghị "Khoa học và Công nghệ thực phẩm - Hội nhập cho cộng đồng kinh tế Đông Nam Á hướng tới sự phát triển bền vững"
-
Kinh tế Thế giới
Khôi phục niềm tin vào toàn cầu hóa, thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN
05:30' - 10/11/2017
Còn quá sớm để kết luận rằng thế giới đã chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa bảo hộ, nhưng các điều kiện để tự do hóa thương mại và đàm phán các hiệp định thương mại là khó khăn hơn so với trước đây.
-
Bất động sản
BIM - nối ngành xây dựng đến cách mạng công nghiệp 4.0
10:21' - 04/11/2017
Nhiều nước đã áp dụng BIM ở các mức độ khác nhau, qua đó nâng cao nâng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng.
-
DN cần biết
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội gì cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
18:11' - 23/10/2017
Nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức nào cho doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
13:39' - 20/09/2017
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có tiềm năng ứng dụng nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin nhanh chóng cùng ý tưởng đột phá...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.