Thách thức nào cho doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo Toàn cảnh công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam năm 2017 với chủ đề “Doanh nghiệp và cách mạng công nghiệp lần thứ 4: cơ hội – thách thức”, do Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA) tổ chức ngày 20/9 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Theo bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), các xu thế công nghệ sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SME, khởi nghiệp sáng tạo thâm nhập thị trường ngách với nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ mang tính đột phá.Các hiệp hội và doanh nghiệp cần nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Doanh nghiệp công nghệ thông tin đạt được tiêu chuẩn quốc tế sẽ là thế mạnh để tồn tại và phát triển, bởi có tiêu chuẩn là có thị trường.
Cùng quan điểm này, ông Hà Như Hải, Phó Giám đốc CMC Telecom – Chi nhánh miền Nam cho rằng, trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Việt Nam có lợi thế về cơ sở hạ tầng viễn thông, phát triển về công nghệ thông tin; điện thoại thông minh và internet tăng trưởng, phát triển tỷ lệ cao trong tốp đầu của thế giới.Đây là nền tảng rất tốt về kết nối để doanh nghiệp, người dân tận dụng, ứng dụng phát triển doanh nghiệp cho mình.
Hiện nay, công nghiệp công nghệ thông tin đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn và đóng góp quan trọng vào GDP Việt Nam. Hiện tổng số doanh nghiệp lĩnh vực này khoảng 24.500 doanh nghiệp (năm 2016).
Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin năm 2016 ước đạt khoảng 66,7 tỷ USD (tăng 11,5% so với năm 2015); trong đó, công nghiệp phần cứng là 58,9 tỷ USD, công nghiệp phần mềm hơn 3 tỷ USD và còn lại là nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin.
Kim ngạch xuất khẩu công nghệ thông tin năm 2016 ước đạt trên 60 tỷ USD.
Mặc dù vậy, theo bà Tô Thị Thu Hương, công nghệ thông tin Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào một số lợi thế như nhân công dồi dào, chi phí thấp.
Với cuộc cách mạng số hay cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra tốc độ cao và quy mô lớn như hiện nay, đòi hỏi ngành công nghệ thông tin cần có chuyển dịch phù hợp để phát triển.
Nhiều chuyên gia nhận định, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là mô tả chính xác nhất sự giao thoa giữa công nghiệp và công nghệ thông tin.
Vì vậy, thách thức hiện nay đối với doanh nghiệp Việt Nam là các nhà máy sản xuất phần lớn ở mức dây chuyền cấp thấp, ứng dụng công nghệ thông tin mới được quan tâm và ở mức trung bình, tính kết nối tạo hệ sinh thái chưa được hình thành, nhất là tâm lý “ngại” đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin do lo lắng hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp SME.
Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch HCA cho rằng, hiện các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là SME (khoảng 97%), các doanh nghiệp này có ít hơn 100 nhân viên trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
Do vậy, điều quan trọng chính yếu là các doanh nghiệp cần phải số hóa, nâng cao năng lực.
Để thực hiện số hóa thành công cần thực hiện 6 bước: phác thảo chiến lược trong cách mạng lần thứ 4, phát triển dự án thí điểm đầu tiên, xác định năng lực cần thiết thực hiện, các dữ liệu cần được số hóa, chuyển đổi thành doanh nghiệp số hóa và phải kết nối với hệ sinh thái trong ngành.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp về chiến lược, công nghệ ứng dụng cũng như phần mềm quản lý nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi phù hợp với nhu cầu phát triển.
Trong đó khẳng định, doanh nghiệp biết và ứng dụng thế mạnh của công nghệ sẽ có năng lực cạnh tranh vượt trội; ngược lại, đóng cửa với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đồng nghĩa với khả năng doanh nghiệp bị đào thải.
Trên cơ sở phân tích thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp, ông Phí Anh Tuấn đưa ra lộ trình phác thảo với doanh nghiệp SME Việt Nam là ứng dụng công nghệ thông tin như là một nền tảng khởi đầu cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cho doanh nghiệp; ứng dụng tự động hóa, IoT tùy theo ngân sách doanh nghiệp; tham gia xây dựng hệ thống kết nối doanh nghiệp – doanh nghiệp dạng “hệ sinh thái”; tiến tới tự động hóa và sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đón đầu cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư
10:25' - 18/09/2017
Việt Nam quyết tâm chuyển mình từ vị thế một nước tiêu dùng sang một nước cung cấp các công nghệ, dịch vụ tương lai, sẵn sàng đón đầu cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.
-
DN cần biết
Năm ngành, lĩnh vực ở Việt Nam có lợi thế trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư
17:01' - 08/09/2017
Có tới 5 ngành, lĩnh vực được các đơn vị nhận định Việt Nam có lợi thế, cần tập trung trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: Công nghệ thông tin, ngân hàng, du lịch, nông nghiệp và logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Việt Nam cần “dấn thân” hơn nữa trong cách mạng công nghiệp 4.0
12:15' - 06/09/2017
Ngày 6/9, Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam 2017 (Vietnam ICT Summit) với chủ đề “Việt Nam – Chuyển đổi số trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” đã khai mạc tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến xuất khẩu
13:32' - 18/08/2017
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra khả năng khả năng giúp xuất khẩu đáp ứng về nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.