Đẩy nhanh cổ phần hóa nhưng không để thất thoát tài sản nhà nước
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2017, ngày 3/11, nhiều vấn đề đã được đại diện các bộ, ngành giải đáp với báo chí.Trong đó tâp trung vào cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đóng tàu thực hiện theo Nghị định 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, về cách tính thuế gia quyền đối với xăng dầu…
Cho ý kiến về tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) còn chậm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể cơ cấu lại DNNN đến năm 2020.
Theo đó, Chính phủ đã ban hành các quyết định tạo cơ chế chính sách và lộ trình thực hiện việc cổ phần hóa, thoái vốn. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện chậm so với yêu cầu Chính phủ đề ra, cổ phần hóa còn chưa thực chất, doanh nghiệp chưa nâng cao hiệu quả sau cổ phần hóa, số doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn giảm nhưng tỉ lệ sở hữu vốn của nhà nước trong số những doanh nghiệp cổ phần hoá còn cao. Chính vì thế, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đặc biệt là các bộ, ngành đang quản lý nhiều doanh nghiệp vốn nhà nước đang chiếm 100% hoặc đa số cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá này. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cho biết, để thực hiện được tốt nhất việc cổ phần hóa, cần thận trọng trong việc định giá tài sản các DNNN, cần có căn cứ pháp lý rõ ràng để tránh đánh giá thấp gây thất thoát tài sản Nhà nước. “Do đó, một mặt cần phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, nhưng trong quá trình làm phải hết sức minh bạch, rõ ràng, không để xảy ra thất thoát tài sản của Nhà nước trong quá trình cổ phần hoá”, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương nói. Đi vào trường hợp cụ thể, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quyết định cổ phần hóa; trong đó đó nhà nước nắm cổ phần chi phối và phải hoàn thành trong năm 2017.Nhưng do đây là tập đoàn lớn cả về quy mô vốn, cũng như diện tích đất đai quản lý hàng trăm nghìn héc ta nên cần được xem xét, cân nhắc để khi cổ phần hóa đảm bảo được giá trị đất và quyền sử dụng đất, tránh các hệ lụy phức tạp.
Bên cạnh đó, đây là tập đoàn có số lượng lao động lớn với hơn 130.000 lao động nên việc giải quyết chính sách hưởng quyền mua cổ phiếu ưu đãi cũng phải làm kỹ lưỡng, dân chủ. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng, với Phó Thủ tướng và Chính phủ đã tổ chức một số cuộc họp với các bộ, ngành để nghe Tập đoàn Công nghiệp Cao su báo cáo về việc này. Phó Thủ tướng đã chỉ đạo ngoài việc làm chặt chẽ thì phải thực hiện kiểm toán tài chính. Do vậy, hiện nay lộ trình cổ phần hóa bị kéo dài một vài tháng. Gần đây, sau khi xem xét và lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 9 đã quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp để đưa ra cổ phần hoá và cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần. Theo tinh thần chung, ý kiến của các bộ, ngành được tập hợp để báo cáo Thủ tướng thì Tập đoàn này sẽ tiến hành các bước còn lại để cổ phần hoá sớm nhất. Trong đó, việc cổ phần có được hoàn thành trong năm 2017 hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là với số vốn lớn như vậy có được mua hết hay không.“Mong muốn của Bộ, của các cơ quan Chính phủ là muốn bán một lần và cố gắng hoàn thành trong quý I/2018”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết.
Trước băn khoăn về thực tế một số chủ tàu được hỗ trợ theo Nghị định 67 đang gặp khó khăn trong khai thác, rơi vào tình trạng nợ xấu và mong muốn được chuyển nhượng nhưng không cho phép, Thứ trưởng Hà Công Tuấn chia sẻ, đây là chủ trương ưu đãi của Đảng, Nhà nước thực hiện đối với những người trực tiếp đánh bắt xa bờ. Do vậy liên quan đến những cam kết tín dụng khi làm thủ vay cũng như hưởng các chính sách hỗ trợ nhà nước. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các bộ, ngành xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi Nghị định 67 phù hợp thực tế. Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cũng giải đáp các thắc mắc về cách tính thuế gia quyền đổi với xăng dầu. Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, về thuế bình quân gia quyền để tính giá cơ sở, trước đây được tính theo thuế nhập khẩu bình quân theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN). Tuy nhiên, khi Việt Nam tham gia hội nhập, trong các biểu thuế đặc biệt ưu đãi, có thuế xuất nhập khẩu với xăng dầu thấp hơn. Cụ thể, thuế xuất nhập khẩu đối với xăng dầu từ Hàn Quốc là 10%, ASEAN là 20%, MFN là 20%, một số nước khác thì theo lộ trình giảm dần.Bộ đã báo cáo Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý là để bảo đảm cân bằng lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp thì công thức tính giá cơ sở tính theo thuế nhập khẩu bình quân gia quyền.
Trong kỳ điều hành vừa qua, Bộ Tài chính đề nghị tính thuế nhập khẩu bình quân gia quyền, nhưng tính thêm lượng xăng dầu sản xuất trong nước, cụ thể là của Nhà máy Dung Quất (với thuế suất 0%) bởi trong nước không phải nộp thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu không tính thuế bình quân gia quyền của Dung Quất thì thuế bình quân sẽ cao hơn, như thế giá cơ sở sẽ cao hơn và người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt. Trước vấn đề này, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết đã báo cáo và được Thủ tướng đồng ý thuế nhập khẩu bình quân gia quyền tính thêm lượng xăng dầu của Dung Quất. Việc này sẽ có lợi hơn cho người tiêu dùng vì giá bán xăng dầu sẽ giảm hơn. Tuy nhiên, trước một số ý kiến cho rằng với mức thuế bình quân gia quyền thấp hơn mức thấp nhất nhập khẩu từ Hàn Quốc liệu có ảnh hưởng đến nguồn cung, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương. Trong trường hợp có ảnh hưởng tới dự trữ xăng dầu, có thể tác động tới nguồn cung, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Công Thương kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu cho phù hợp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy mạnh thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm
17:35' - 03/11/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 4 nhiệm vụ trọng tâm cần lưu ý triển khai, phấn đấu vì mục tiêu hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Tăng trưởng GDP từ sản xuất và dịch vụ
19:37' - 03/10/2017
Để tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7% thì quý IV phải tăng từ 7,4 - 7,5% không phải là con số dễ dàng. Nếu không có quyết tâm, giải pháp tích cực tháo gỡ các tồn tại sẽ không đạt được mục tiêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8: Tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục không cần thiết
20:51' - 30/08/2017
Những kết quả kinh tế đạt được trong 8 tháng hết sức đáng mừng để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án Nhà máy đốt rác phát điện tại Cần Thơ
21:24'
CGGC mong muốn hợp tác với thành phố Cần Thơ xây dựng một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để phát điện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
20:22'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu Công nghệ cao Đà Nẵng thu hút thêm dự án FDI 177 triệu USD
19:59'
Đến nay, đã có tổng cộng 521 dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung – giai đoạn 1 và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
19:58'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính
19:00'
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị được phê chuẩn giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội
18:54'
Tân Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng sinh ngày 30/10/1971 tại xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc , Hà Tĩnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
18:47'
Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh được phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, bầu Tổng Thư ký Quốc hội
18:08'
Thứ Năm, ngày 28/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 28 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
17:44'
Ngày 28/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh tổ chức Hội thảo nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp.