Độc đáo cách người Thái Lan thích ứng với biến đổi khí hậu (P2)
Bài 2: Những nhà nông “thông minh”
Niềm vui của nông dân làng Nong Wa
Theo quốc lộ 304, từ thủ đô Bangkok chúng tôi đến ngôi làng Nong Wa để tham quan mô hình trồng nấm, một loại cây sử dụng ít nước dễ thích ứng với tình hình hạn hán đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước này.
Đón chúng tôi tại một ngôi nhà nằm bên quốc lộ 304, cách làng Nong Wa không xa, ông Wanchai Suwannakit và ông Samorn Pudsorn với chiếc ô tô bán tải của mình đã dẫn đường cho chúng tôi đến trang trại trồng nấm của gia đình ông nằm sâu trong làng.
Con đường dẫn vào trong làng khá rộng với hai làn xe được trải nhựa phẳng lì. Giữa cái nắng trưa oi bức, thi thoảng, chúng tôi bắt gặp những người nông dân đang điều khiển chiếc xe bồn chở đầy ắp nước được lấy từ một hồ nước nhân tạo nằm ngay trong làng.
Theo lời những người nông dân ở đây, trong đợt hạn hán tồi tệ nhất hơn hai thập kỷ qua, làng Nong Wa là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu của cả làng phần lớn được lấy từ hồ nước nhân tạo này và hệ thống giếng bơm.
Tuy nhiên, đến nay, lượng nước trong hồ đã cạn gần tới mực nước chết. Do vậy, người dân trong làng phải sử dụng nước tiết kiệm, chủ yếu là dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
Sau hơn 20 phút di chuyển, chiếc xe dừng lại trước trang trại trồng nấm khá rộng với diện tích vài ngàn m2. Ngay đầu cổng, phía bên trái chúng tôi là 6 nhà trồng nấm và bên phải là ngôi nhà sàn mà gia đình ông Wanchai Suwannakit đang sinh sống.
Lúc chúng tôi đến, hàng trăm cây nấm vừa mới thu hoạch được để trong những chiếc rổ nhựa đặt dưới chân nhà sàn. Các thành viên trong gia đình ông đang ngồi xung quanh để cắt gọt, vệ sinh nấm trước khi đem đi tiêu thụ.
Theo lời ông Wanchai, gia đình ông cũng như nhiều gia đình khác nhiều năm nay sống bằng nghề trồng rau và cây ăn quả. Trước tình hình khô hạn, nhiều người dân trong làng như ông phải tính đến chuyện chuyển đổi cây trồng.
“So với trồng rau thì trồng nấm hiệu quả hơn nhiều, lại tiết kiệm nước và cũng không tốn nhiều nhân lực. Hơn nữa, tùy điều kiện mỗi gia đình mà đầu tư nhiều hoặc ít. Nhờ trồng nấm mà chúng tôi cũng không lo ngại nhiều về hạn hán nữa” – ông Wanchai vui mừng nói.
Được biết, với 6 nhà nấm, gia đình ông Wanchai đã dùng hơn 250.000 bath (tương đương hơn 160 triệu đồng) để đầu tư. Mùa thu hoạch vừa rồi, gia đình ông thu lợi khoảng 100.000 bath (tương đương hơn 63 triệu đồng).
Như vậy, mỗi năm, với 6 nhà trồng nấm này, sau khi trừ hết các chi phí đầu tư, gia đình ông Wanchai thu lợi nhuận khoảng 800.000 bath (tương đương 500 triệu đồng).
Ông Samorn Pudsorn là người đầu tiên áp dụng mô hình trồng nấm này tại làng Nong Wa bởi ông là một trong số 10 nông dân được cử đi học về kỹ thuật trồng và phát triển cây nấm. Đến nay, làng Nong Wa có 100 hộ nông dân đang áp dụng mô hình trồng nấm thích hợp với khí hậu khô hạn này.
“Tôi được đưa đến Trung tâm Phát triển nông nghiệp của địa phương để học hỏi kỹ thuật. Nói chung là khá đơn giản, họ dạy chúng tôi cách ủ thân cây khoai mì để làm đất trồng nấm. Các nhà trồng nấm phải được che kín bởi giàn khung bạt, giúp cho đất luôn ẩm mà ít tốn nước tưới và học cách tạo ra những loại phân bón hữu cơ từ rơm rạ. Sau đó, chúng tôi về truyền đạt lại cách làm này cho những nông dân khác trong làng” – ông Samorn nói.
Có một điều quan trọng chúng tôi được chia sẻ từ những nông dân trồng nấm là họ chẳng phải lo lắng gì đầu ra của sản phẩm. Vấn đề mà những nhà nông này quan tâm là làm sao tạo ra cây nấm phải đảm bảo chất lượng sạch, đáp ứng đầy đủ những tiêu chí do ngành nông nghiệp Thái Lan yêu cầu.
Ông Buncha Chanu, Trưởng làng Nong Wa chia sẻ: “Nông dân trồng nấm của chúng tôi không phải lo lắng về giá cả hoặc đầu ra đối với sản phầm. Theo chính sách bảo hộ của ngành nông nghiệp Thái Lan, người trồng nấm chỉ cung cấp nấm cho một đầu mối duy nhất là Trung tâm Nông nghiệp của tỉnh. Giá cả đã được thỏa thuận từ đầu cho nên dù thị trường có lên – xuống thì cũng không ảnh hưởng đến thu nhập của người dân”.
Cách làm hay
Tại nước ta, thực tế ngành nông nghiệp những năm qua cũng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.
Thế nhưng, việc chuyển đổi lại vấp phải những khó khăn và lớn nhất chính là tình trạng “được mùa, mất giá” thường xuyên diễn ra, nông dân phải tự tìm đầu ra cho các loại nông sản của mình… khiến nhiều nông dân lo ngại không dám chuyển đổi.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, giống, khoa học kỹ thuật,… cho nông dân để chuyển đổi cây trồng, thế nhưng những nỗ lực đó chưa đạt hiệu quả như cách người Thái Lan đã làm.
Qua câu chuyện của người Thái Lan, có thể thấy được những cái hay từ cách triển khai chính sách. Sự chuyển đổi cây trồng của họ được thực hiện một cách liên hoàn từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm, đảm bảo rủi ro cho người nông dân.
Cần phải thừa nhận một điều rằng sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp Thái Lan đang phát huy hiệu quả vì đã buộc “quyền lợi – trách nhiệm” của người nông dân với chính bản thân họ và cộng đồng sau khi nhận sự trợ giúp từ nhà nước.
Trưởng làng Buncha còn cho chúng tôi biết sau khi thu hoạch nấm, người nông dân sẽ trích một phần tiền thu được trên mỗi kg sản phẩm để đóng cho hội đồng làng, xem như một phần tiết kiệm.
Đến cuối năm, người nông dân sẽ được nhận lại một phần lợi nhuận từ số tiền trên vì khoản tiền đó đã được dùng để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư cho những thành viên khác trong làng. “Nếu như anh bán được 75 bath/1 kg nấm thì anh phải trích lại 3 bath cho hội đồng làng.
Nói chung, chúng tôi phải làm sao giảm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập và phải biết tiết kiệm tiền. Đó là cách mà chúng tôi được học” – ông Buncha nói.
Đến lúc này, chúng tôi đã hiểu được vì sao những người bạn Thái Lan đi cùng gọi những người nông dân trồng nấm ở làng Nong Wa là nông dân “thông minh”.
Vì chính việc người nông dân Thái được trang bị kiến thức, kỹ thuật trồng những loại cây chịu hạn nhằm tái cơ cấu cây trồng cho phù hợp với diễn biến của biến đổi khí hậu và cách thức tổ chức của cộng đồng không chỉ giúp cho người nông dân có thu nhập tốt hơn mà còn giúp người nông dân hiểu được sự quý giá và cách sống chung với những khó khăn khi nguồn nước ngọt ngày càng suy giảm, đồng thời biết cách trân trọng, bảo vệ môi trường tự nhiên./.
>>> Bài 1: Thủ đô Bangkok và dự án “Má khỉ”
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
20:30' - 25/04/2016
Ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phối hợp, hỗ trợ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế & Xã hội
Tìm giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
20:30' - 23/04/2016
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên thế giới ngày một phức tạp, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đi tiên phong trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu
18:07' - 21/04/2016
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc, Việt Nam đang đi tiên phong trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu: Hậu Giang công bố thiên tai xâm nhập mặn
17:41' - 21/04/2016
Ngày 21/4, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa ký Quyết định số 620 công bố thiên tai xâm nhập mặn cấp độ 1 trên địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 24/11/2024. XSMB Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMB 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMB Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMB ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 24/11/2024. XSMN Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMN 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMN Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMN ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 24/11/2024. XSMT Chủ Nhật ngày 24/11
19:30' - 23/11/2024
Bnews. XSMT 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSMT Chủ Nhật. Trực tiếp KQXSMT ngày 24/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 24/11/2024
19:30' - 23/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Mega 6/45 ngày 24/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 24 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Mega 6/45 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển lãm đặc trưng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng
19:20' - 23/11/2024
Sự mất cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, sự thiếu ý thức trong bảo vệ rừng chính là một phần nguyên nhân khiến hậu quả của thiên tai ngày càng khốc liệt.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTG 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSTG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSTG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSTG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSTG ngày 24/11. Kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSKG 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024. XSKG ngày 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSKG 24/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSKG Chủ nhật. Trực tiếp KQXSKG ngày 24/11. Kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐL 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024. XSĐL ngày 24/11. KQXSDL. XSDL 24/11
19:00' - 23/11/2024
Bnews. XSĐL 24/11. XSDL 24/11. KQXSDL. Kết quả xổ số hôm nay ngày 24/11. XSĐL Chủ nhật. Trực tiếp KQXSĐL ngày 24/11. Kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay ngày 24/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Mở cửa miễn phí nhiều di tích nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
18:56' - 23/11/2024
Tại Hà Nội, các di tích Quốc gia đặc biệt như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa miễn phí vé tham quan trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.