Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với sạt lở: Bài cuối: Giải pháp nào để ứng phó hiệu quả?
Trước khi có chiến lược, theo các chuyên gia, một quy hoạch tổng thể cần được nghiên cứu và chọn lựa bước đi chính xác để tạo thành “mắt xích” thúc đẩy sự chuyển dịch đồng bộ và đảm bảo lợi ích cho tất cả các ngành kinh tế.
Cần quy hoạch tổng thể
Các chuyên gia về môi trường cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập.
Đó là việc phát triển khu công nghiệp và đô thị theo các hướng dọc bờ sông nhằm thu hút đầu tư công nghiệp, hàng nghìn hecta đất dọc sông Tiền và sông Hậu được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp được quy hoạch chuyển thành các khu công nghiệp và khu dân cư. Trong khi tại khu vực này có nền đất yếu và dòng chảy lũ có vận tốc lớn đã làm gia tăng sạt lở bờ sông.
Bên cạnh đó, ngoài tình trạng khai thác cát, đến nay việc cung cấp nước sạch dân sinh chỉ mới đảm báo khoảng 60 - 65% dân số đô thị, đối với dân cư nông thôn tỷ lệ này còn thấp hơn rất nhiều; phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cùng với các hoạt động khác đã làm tăng mức độ khai thác nước ngầm, khiến mực nước ngầm bị rút thấp xuống, gây nên sụt lún đồng bằng. Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức khoảng 1 - 3 cm/năm, lớn hơn so với mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Để tháo gỡ thực trạng nói trên, thời gian qua, Chính phủ đã xây dựng nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, ứng phó với biến đổi khu vực này. Tuy nhiên những nỗ lực này chưa phát huy hiệu quả vì cách tổ chức thực hiện còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, thiếu liên kết nên nguồn lực đầu tư dàn trải. Để các chương trình, dự án đang được triển khai ở đồng bằng sông Cửu Long phát huy tốt hiệu quả, các chuyên gia kiến nghị Chính phủ cần thực hiện quy hoạch không gian lãnh thổ dựa trên đặc thù, hiện trạng tài nguyên đất, nước và tác động của tình hình biến đổi khí hậu để có cơ sở phân vùng tự nhiên. Từ đó sẽ định hình rõ phương thức, mức độ đầu tư như thế nào và phát triển kinh tế ngành, định hướng phát triển đô thị cho phù hợp. Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên môi trường, dựa vào các kịch bản biến đổi khí hậu, thực trạng các khu vực bị tác động sạt lở để xác định các giải pháp mang tính lâu dài.Chẳng hạn như đối với những hiện trạng đã hình thành khu vực tập trung đông dân cư, khu đô thị, công nghiệp… không thể di dời thì sẽ định hình và có những “giải pháp cứng” để bảo vệ an toàn; vùng sinh thái, những vùng nông nghiệp cần chuyển đổi linh hoạt và có các “giải pháp mềm” tuân thủ quy luật tự nhiên, tránh đầu tư lãng phí.
Chọn bước đi phù hợp Với ý kiến của Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh nói trên, nếu nhìn rộng hơn nữa sẽ thấy thêm một vấn đề là trong nhiều năm qua Việt Nam chưa chú trọng đúng mức đến những giải pháp phi công trình mà chỉ tập trung vào triển khai những công trình cứng. Theo đó là các giải pháp về dự báo sạt lở, diễn biến của các dòng sông, kênh rạch… là yêu cầu bức thiết mà chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long kiến nghị Chính phủ triển khai sớm. “Biến đổi khí hậu, tình hình sạt lở xảy ra nghiêm trọng, phức tạp, tỉnh Đồng Tháp rất mong muốn Chính phủ có chính sách hỗ trợ, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm cảnh báo sớm để các địa phương chủ động ứng phó hiệu quả, giảm thiệt hại”, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp kiến nghị. Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, cho rằng việc trước mắt là xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, chuyên đề và được kết nối với nhau nhằm giúp các viện, trường, các nhà khoa học có thể khai thác. Bước tiếp theo là tập hợp các chuyên gia để xây dựng các mô hình kiểm soát những vùng cần theo dõi sạt lở. Khi có số liệu và các mô hình theo dõi hợp lý nói trên thì việc xác định lượng cát, vị trí, thời gian khai thác dựa trên ngưỡng cân bằng bùn cát đảm bảo ổn định cho sông, ven biển sẽ do các cơ quan quản lý tài nguyên quyết định. Đồng thời công tác này được giao về cho một đầu mối quản lý (có thể là Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhằm nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác mỏ cát, nạo vét tuyến đường thủy… Đây cũng sẽ tạo “lực đẩy” để các ngành khác như xây dựng, giao thông, nông nghiệp triển khai các “giải pháp mềm” như nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu thay thế trong xây dựng và san lấp. Đặc biệt là sử dụng lượng đất, bùn nạo vét để san lấp theo mô hình “Ngân hàng đất” mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nghiên cứu triển khai. Đồng thời mô hình này sẽ giúp đẩy mạnh việc quy hoạch, xây dựng hệ thống hồ sinh thái chứa nước ngọt ở vùng, đây là giải pháp phi công trình đa mục tiêu nhằm chủ động khắc phục các nguyên nhân quan trọng của sạt lở, giảm sử dụng nước ngầm gây lún sụt đất, hạn mặn, ngập úng. Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh cho rằng nên dành 10% quỹ đất ở mỗi khu vực xây dựng hồ sinh thái và sẽ cung cấp lượng đất đủ để san nền (giảm khoảng 80-90% nhu cầu khai thác cát) như là một giải pháp chủ động giảm thiểu sạt lở ven sông, ven biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với việc bảo vệ bờ biển là một chương trình lâu dài, tích hợp nhiều biện pháp từ xây dựng công trình đến quản lý khai thác, trong đó yếu tố ổn định rừng ven biển cần phải xác định là đặc biệt quan trọng. Kiểm soát di dân tự do, phá rừng ven biển làm đầm nuôi trồng thủy sản như từng xảy ra một vài nơi ở Cà Mau. Những năm qua, các nhà khoa học trong lĩnh vực tài nguyên môi trường đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm kinh tế “sinh thái nhân văn”. Khái niệm này nhằm xác định mối quan hệ qua lại giữa xã hội và sinh thái nhằm từ đó tạo ra những mô hình vừa phát triển sinh kế bền vững và đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đây có thể nói là nền tảng cho Chính phủ, các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long ban hành và xây dựng các chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững. Ngoài ra, Chính phủ cần xem xét kiến nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông về việc ban hành văn bản giữ nguyên 227 nghìn ha rừng của các tỉnh trong vùng, đặc biệt là 63 nghìn ha rừng ngập mặn, không được chuyển đổi dưới bất kỳ hình thức nào trừ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng. Đồng thời bổ sung đề án và tạo nguồn lực phát triển thêm rừng ngập mặn ở những nơi có điều kiện; có cơ chế khuyến khích đủ sức hấp dẫn các thành phần kinh tế tạo đất, rừng mới giữ bờ biển, lấn bờ biển bằng chính sách giao đất thời gian dài 50 - 70 năm với diện tích đất, rừng mới được tạo lập./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với sạt lở: Bài 1: Điêu đứng vì sạt lở
18:34' - 17/04/2018
Các chuyên gia môi trường dự báo khuynh hướng sạt lở sẽ diễn biến trầm trọng hơn và sẽ không có biện pháp nào ở nội tại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể cưỡng lại được.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang kiến nghị hỗ trợ vốn để di dời dân vùng sạt lở nghiêm trọng
18:24' - 21/12/2017
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh An Giang về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 và kế hoạch năm 2018 của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần sớm xây dựng, lắp đặt hệ thống quan trắc và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
19:43' - 15/12/2017
Hội nghị “Công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và đánh giá nhanh chỗ ở an toàn cho người dân ở một số tỉnh miền núi” đã diễn ra vào chiều 15/12, tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
XSBDI 23/1. Kết quả xổ số Bình Định hôm nay ngày 23/1/2025. XSBĐ ngày 23/1
18:00'
XSBDI 23/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/1. XSBDI Thứ Năm. Trực tiếp KQXSBDI ngày 23/1. Kết quả xổ số Bình Định hôm nay ngày 23/1/2025. Kết quả xổ số Bình Định Thứ Năm ngày 23/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSQB 23/1. Kết quả xổ số Quảng Bình hôm nay ngày 23/1/2025. XSQB ngày 23/1. XSQB
18:00'
XSQB 23/1. Kết quả xổ số hôm nay ngày 23/1. XSQB Thứ Năm. Trực tiếp KQXSQB ngày 23/1. Kết quả xổ số Quảng Bình hôm nay ngày 23/1/2025. Kết quả xổ số Quảng Bình Thứ Năm ngày 23/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương tìm kiếm 4 lao động mất tích do tàu cá chìm trên biển
17:37'
Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận phát thông tin tìm kiếm cứu nạn để các tàu, thuyền trong khu vực hoặc đi ngang qua khu vực trên tăng cường quan sát, hỗ trợ tìm kiếm 4 lao động đang mất tích.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo rủi ro với người dùng ứng dụng săn tìm đồng tiền Jagat
16:48'
Những người dùng Jagat cố tìm kiếm đồng tiền vật lý để đổi lấy phần thưởng tiền mặt có thể rơi vào tình thế bị cáo buộc xâm phạm tài sản của người khác.
-
Kinh tế & Xã hội
Dừng hoạt động xe điện chở du khách khách tham quan Đà Lạt từ 15/2
16:31'
Ngày 22/1, Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng cho biết đã đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng dừng hoạt động thí điểm xe 4 bánh có gắn động cơ chạy bằng năng lượng điện để chở khách du lịch từ ngày 15/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Nông dân miền Tây thu hoạch cá đồng bán Tết
16:18'
Cá đồng chủ yếu được nông dân dự trữ trong các ao mương từ mô hình nuôi cá đăng quầng, cá lúa trong mùa nước nổi (vùng trũng), có giá thành cao hơn từ 20-30% so với thời điểm chưa vào dịp Tết.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc thay đổi quy định về lao động bất hợp pháp
15:25'
Tính đến tháng 12/2024, số lượng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc là 2,65 triệu người. Trong đó, ước tính có 397.000 người không có giấy tờ, tăng đáng kể so với mức 200.000 người của 10 năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan thông qua thuế carbon
14:21'
Thứ trưởng Tài chính Thái Lan Paopoom Rojanasakul cho biết nội các nước này đã nhất trí đánh thuế carbon 200 baht (gần 6 USD) cho mỗi tấn khí thải carbon.
-
Kinh tế & Xã hội
Dân số Canada có thể tăng gấp đôi trong 50 năm tới
14:21'
Ngày 21/1, Cơ quan Thống kê Canada dự báo dân số nước này có thể sẽ tăng gấp đôi trong 50 năm tới.