An Giang kiến nghị hỗ trợ vốn để di dời dân vùng sạt lở nghiêm trọng
Báo cáo với đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi cho biết, năm 2017 kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 5,11%; chỉ số sản xuất toàn ngành nông nghiệp ước đạt 40.025 tỷ đồng, tăng 1,82%; công nghiệp tăng 6,75%; thương mại - dịch vụ ước đạt 91.291 tỷ đồng, tăng 12,82% ; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 820 triệu USD; tổng thu ngân sách đạt 5.780 tỷ đồng, đạt 108% dự toán; GRDP bình quân đầu người đạt 34,33 triệu đồng...
Bên cạnh đó, hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh được cải thiện, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên 26.192 tỷ đồng, tăng 10,24% so với cùng kỳ; cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cho 800 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 3.800 tỷ đồng; thu hút 79 dự án (gồm 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 76 dự án đầu tư trong nước) với tổng số vốn đăng ký là 14.361 tỷ đồng,... Tại buổi làm biệc, tỉnh An Giang kiến nghị Trung ương sớm đề xuất nguồn vốn đầu tư và bổ sung danh mục dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, sử dụng từ nguồn vốn kết dư dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cử Long và nguồn vốn Bộ Giao thông Vận tải tự rà soát, cân đối trong tổng số kế hoạch vốn giai đoạn 2016-2020 được giao...., để triển khai thực hiện dự án “Tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên” (Dự án thành phần 4 thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long) trong giai đoạn 2016-2020. Tỉnh kiến nghị Trung ương giới thiệu các nhà đầu tư có tiềm năng đến tìm hiểu và đầu tư tại An Giang trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, du lịch,…; hỗ trợ vốn ngân sách để thực hiện dự án Đầu tư cụm dân cư nhằm di dời khẩn cấp các hộ dân vùng sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh An Giang,… Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, nông nghiệp vẫn là trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh An Giang trong thời gian tới, do đó bên cạnh việc phát triển thương mại-dịch vụ, du lịch, An Giang cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.Trong thực hiện, tỉnh tập trung vào những phân khúc thế mạnh, những sản phẩm đặc thù của địa phương, tránh dàn trải không hiệu quả. Ngoài ra, việc cơ cấu cần quan tâm theo hướng tạo đột phá, từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, gắn nông nghiệp công nghệ cao với hiệu quả kinh tế cao…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam đang đón làn sóng đầu tư mới từ các các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, tỉnh An Giang cần chuẩn bị thật tốt những điều kiện thuận lợi cần thiết về thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, chính sách ưu đãi, nguồn nhân lực chất lượng cao… nhằm thu hút nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển nhanh kinh tế-xã hội địa phương. Dịp này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác đã trao tặng 500 triệu đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh An Giang. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và đoàn công tác đã có chuyến khảo sát thực tế khu vực sạt lở tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang
11:33' - 06/12/2017
Sáng 6/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số bộ, ngành đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, triển khai một số dự án kinh tế - xã hội quan trọng
-
DN cần biết
An Giang hỗ trợ doanh nghiệp thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao
18:55' - 22/11/2017
UBND tỉnh An Giang vừa triển khai kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025
-
Kinh tế & Xã hội
An Giang: Xuất hiện nhiều điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông
12:40' - 31/10/2017
An Giang đang xuất hiện nhiều điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch với chiều dài trên 3.220 mét, ảnh hưởng đến nhiều nhà dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?