Giá dầu châu Á rời khỏi các mức đỉnh kể từ năm 2015

16:30' - 05/01/2018
BNEWS Hoạt động sản xuất dầu tại Iran không bị ảnh hưởng bởi tình hình bất ổn, và sản lượng “vàng đen” của Mỹ có thể sẽ sớm phá ngưỡng 10 triệu thùng/ngày.

Giá dầu châu Á giảm trong phiên ngày 5/1, rời khỏi các mức đỉnh ghi nhận được trong năm 2015, trong bối cảnh sản lượng ngày một tăng tại Mỹ đã “che mờ” mức tăng 10% từ mức thấp ghi nhận được trong tháng 12/2017 nhờ nguồn cung thắt chặt và căng thẳng chính trị tại Iran.

Giá dầu châu Á rời khỏi các mức đỉnh kể từ năm 2015.Ảnh minh họa: Huy Hùng-TTXVN

Tại thị trường Singapore, lúc 14 giờ 50 phút (giờ Việt Nam), giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,3% (20 xu Mỹ) xuống 61,81 USD/thùng. Dầu WTI đã chạm mức 62,21 USD/thùng trong phiên trước đó, mức cao nhất kể từ tháng 5/2015.

Giá dầu Brent Biển Bắc được giao dịch ở mức 67,88 USD/thùng, giảm 19 xu Mỹ (0,3%) so với mức đóng phiên trước đó. Hợp đồng dầu này cũng chạm mức cao nhất kể từ tháng 5/2015 là 68,27 USD/thùng hôm 4/1.

Các nhà giao dịch cho hay căng thẳng chính trị tại Iran, nước sản xuất dầu lớn thứ ba Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đã đẩy giá dầu đi lên.

Giá dầu nhìn chung đã nhận được sự hỗ trợ từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nước trong và ngoài OPEC, trong đó có Nga, bắt đầu từ tháng 1/2017 và dự kiến kéo dài đến cuối năm 2018, cũng như các thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế vững mạnh.

Thỏa thuận trên đã giúp thu hẹp nguồn cung trên thị trường. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu dự trữ tại các kho thương mại của Mỹ đã giảm khoảng 7,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 29/12/2017 xuống 424,46 triệu thùng.

Tuy nhiên, do hoạt động sản xuất dầu tại Iran không bị ảnh hưởng bởi tình hình bất ổn, và sản lượng “vàng đen” của Mỹ có thể sẽ sớm phá ngưỡng 10 triệu thùng/ngày, mức hiện mới chỉ có Saudi Arabia và Nga đạt đến, qua đó làm dấy lên nghi ngại liệu đà tăng này có thể kéo dài hay không.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục